Tờ Vedomosti của Nga mới đây cho hay Việt Nam đă kư thỏa thuận mua 12 máy bay huấn luyên chiến đấu của Nga với tổng giá trị hợp đồng lên tới 350 triệu USD. V́ Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Theo hăng thông tấn TASS, Việt Nam hiện sở hữu nhiều chiến đấu cơ, chiến hạm và tàu ngầm do Nga sản xuất.
Máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga.
Dẫn nguồn tin giấu tên trong giới doanh nghiệp quốc pḥng, báo Nga cho biết hợp đồng bán máy bay cho Việt Nam đă được kư kết vào năm ngoái nhưng không cho biết chính xác khi nào th́ các chiến đấu cơ sẽ được chuyển sang Việt Nam.
Yak-130 là máy bay cận âm hai động cơ, được thiết kế với mục tiêu huấn luyện phi công cho chiến đấu cơ tiên tiến. Máy bay được phát triển từ năm 1991 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996. Yak-130 được dùng để đào tạo phi công điều khiến chiến đấu cơ thế hệ 4+ cũng như Sukhoi Su-57.
Năm 2002, quân đội Nga đă chọn Yak-130 làm máy bay huấn luyện chính và đưa vào phục vụ cho không quân Nga kể từ năm 2009.
Ngoài mục tiêu huấn luyện, Yak-130 c̣n có thể được trang bị vũ khí không đối đất, bao gồm tên lửa dẫn đường, bom và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tấn công nhỏ.
Với hợp đồng mới này, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 6 mua loại máy bay này của Nga, sau Algeria, Bangladesh, Myanmar, Lào và Belarus.
Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam và Đông Nam Á.
Cả nhà xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport lẫn cơ quan hợp tác quân sự liên bang Nga đều không b́nh luận về thông tin Việt Nam đặt hàng 12 chiếc Yak-130.
Tuy nhiên, hăng tin Nga dẫn lời một chuyên gia quân sự và tổng biên tập tạp chí Arms Exports, ông Andrei Frolov, nhận định rằng hợp đồng mới có thể sẽ mở đường cho việc mua các phản lực cơ tiên tiến hơn từ Nga, bao gồm Su-30SM và Su-35.
Theo Reuters, Việt Nam là một trong những nước tích cực nhập khẩu vũ khí nhất thế giới trong những năm gần đây giữa bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nơi Việt Nam và một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau.