Virus viêm phổi Vũ Hán và SARS có nhiều đặc điểm giống nhau. Dù quy mô bùng phát vượt quá đại dịch SARS, nCoV vẫn được đánh giá là ít nguy hiểm hơn ở góc độ lâm sàng.
Đo nhiệt độ khách nhập cảnh tại cửa khẩu trong đợt dịch viêm phổi corona. Ảnh: Reutres
Kể từ khi khởi phát vào cuối năm ngoái, bệnh viêm phổi do chủng virus mới ở Vũ Hán thường được so sánh với hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) – đại dịch từ gần hai thập kỷ trước đă lây nhiễm cho 8.000 người ở 37 quốc gia.
Sự tương đồng càng trở nên rơ rệt sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban bố t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu vào hôm 30/1, làm gia tăng mối lo ngại của công chúng.
Theo công bố của giới chức y tế Trung Quốc, chỉ trong một tháng nước này đă ghi nhận 259 trường hợp tử vong và gần 12.000 ca bệnh. Số người mắc bệnh vượt xa dịch SARS hồi năm 2002-2003.
Người nhiễm hai loại virus đều có chung triệu chứng.
Bệnh nhân mang nCoV biểu hiện sốt, ho khan, khó thở và suy hô hấp trong một số trường hợp. Nghiên cứu cho thấy, các triệu chứng thuyên giảm sau một thời gian. Một số bệnh nhân bị giảm bạch cầu sau đó.
SARS cũng gây ra các dấu hiệu tương tự, kèm ớn lạnh, đau cơ nhức đầu và đôi khi là tiêu chảy.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cả hai loại virus đều có nguồn gốc từ động vật, tốc độ lây lan nhanh chóng. Dù chưa chắc chắn, một số nhà khoa học cho rằng dơi là vật chủ kư sinh tiềm năng nhưng không thể truyền bệnh trực tiếp cho người. Đây là kết quả từ việc so sánh tŕnh tự di truyền của nCoV với các chủng virus trước đó.
Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh trung Quốc (CDC) đă phân tích mẫu của 15 loài động vật ở chợ hải sản Huanan, nơi được cho là nguồn gốc của vụ dịch nhưng không t́m thấy kết quả trùng khớp.
Đối với SARS, thông tin cầy hương là nguồn lây nhiễm đến nay cũng chỉ là phỏng đoán của các nhà khoa học.
Bệnh SARS lây truyền tương đối dễ dàng qua dịch thể hô hấp khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Theo báo cáo của CDC, một người khỏe mạnh cũng có thể nhiễm bệnh sau khi chạm vào các bề mặt chứa virus và đưa tay lên mắt, mũi, miệng của ḿnh.
Khả năng cao, virus corona chủng nCoV cũng có cơ chế tương tự, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để có kết quả cuối cùng.
Một bệnh viện tại Toronto, Canada trong đợt dịch SARS năm 2003. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học xác định mức độ lây lan của loại virus mới bằng phép đo số lượng sinh sản cơ bản (R0), từ đó dự đoán tổng số người có khả năng nhiễm bệnh trong toàn bộ đợt dịch.
Nếu R0 < 1, chuyên gia dịch tễ học có thể tạm yên tâm. R0 > 1, nguy cơ bùng phát đă cận kề.
Theo thống kê, sởi, bạch hầu và đậu mùa là ba loại dịch bệnh có giá trị truyền nhiễm lớn nhất. Trong khi đó, R0 của dịch SARS cách đây hai thập kỷ là từ 2-5, đứng thứ 10 trong bảng thống kê. WHO ước tính sơ bộ, mức độ lây nhiễm của dịch viêm phổi do nCoV lần này vào khoảng 1,4 đến 2,5.
Các chuyên gia cảnh báo, ở giai đoạn đầu, rất khó tính toán R0 v́ số lượng ca bệnh liên tục thay đổi. Nỗ lực dập dịch của toàn thế giới cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị này.
Theo các dữ liệu y tế mới, chủng nCoV ít nguy hiểm hơn SARS về góc độ lâm sàng. Đến nay, tỷ lệ tử vong của bệnh viêm phổi do corona mới là khoảng 2%, với 259 người chết trên tổng số 10.000 người mắc bệnh. Dịch SARS đă lây lan cho 8.437 người trên toàn thế giới. Mức tử vong là 10%, kéo dài từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003.
Tuy nhiên, quy mô bùng phát của bệnh phổi Vũ Hán đă vượt quá đại dịch SARS. Số bệnh nhân phơi nhiễm trong một tháng lớn hơn tổng ca mắc Hội chứng hô hấp cấp tính nặng trong ṿng gần một năm.
Yếu tố nguy hiểm nằm ở chỗ, nCoV lây lan trong cả thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, khi người mắc không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào.