Con virus Corona lây lan nhanh và sống th́ dai dẳng. Hiện vẫn chưa có thuốc pḥng ngừa loại virus này. Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới đây cho biết về loại virus Corona.
Sáng 8/2, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp trực tuyến với 700 điểm cầu, tập huấn, hướng dẫn điều trị, pḥng, chống bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona. Cuộc họp có sự tham gia của các bác sĩ từ bệnh viện tuyến trung ương đến tuyến huyện.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng 3-4 tuần kể từ khi xâm nhập. Ngoài môi trường, nCoV rất dễ bị chết bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao. Ở môi trường lạnh, ẩm và bề mặt kim loại nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày. Virus ở trong các dung môi lipid như Ether, cồn 70 độ, chất khử trùng chứa Chlor, xà pḥng, acid peracetic Chloroform và Chlorhexidine, có thể tồn tại 2-30 phút.
Thời gian ủ bệnh khi nhiễm nCoV là 3-7 ngày, tối đa là 14 ngày. Tức khi bị virus xâm nhập, tối đa 14 ngày (trung b́nh khoảng 11 ngày), người mắc sẽ phát bệnh. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi và tiêu chảy.
Theo ông Phạm Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc, virus có thời gian tồn tại nhất định trong cơ thể, thường khoảng 14-20 ngày, nên sau thời gian này, người bệnh mới có thể có kết quả âm tính khi xét nghiệm.
Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến tới suy hô hấp cấp nặng (thở nhanh, khó thở, tím tái, …), sốc nhiễm trùng, rối loạn thăng bằng kiềm - toan, rối loạn đông máu, suy chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong. Trường hợp tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lư Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết buổi tập huấn diễn ra trong bối cảnh cả nước đă ghi nhận 13 trường hợp mắc virus corona, điều trị khỏi 4 người (3 người đă xuất viện). Các bệnh nhân c̣n lại t́nh trạng sức khỏe khả quan, có thể ra viện trong thời gian tới. Tại buổi tập huấn này, các chuyên gia sẽ cùng đưa ra những thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm từ các ca bệnh thực tế.
Theo PGS Khuê, Việt Nam đă có thành tích lớn, nước đầu tiên công bố khống chế thành công dịch SARS. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm rút ra từ dịch SARS, nhưng đó chỉ là những bài học kinh nghiệm, c̣n thực tế không thể chủ quan, v́ đây là gần như là chủng virus mới, chưa hiểu hết về dịch tễ của chúng.
Đặc biệt, khác với dịch SARS, bệnh nhân mắc chỉ tập trung một chỗ, cách ly tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, sau đó là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, dịch hô hấp cấp do chủng mới của virus corona hiện nay rải rác khắp nơi. Hiện có 4 tỉnh thành ghi nhận ca mắc. Do vậy, ngành y tế sẽ phải có điều chỉnh bên cạnh việc rút kinh nghiệm từ dịch cũ để có thể kiểm soát tốt hơn.
Cục Quản lư Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, đă hướng dẫn 700 bệnh viện các tuyến cách lấy, bảo quản mẫu bệnh phẩm để gửi đi xét nghiệm. Hiện nay, ưu tiên điều trị tại chỗ, bệnh nhân nhẹ giữ tại huyện, nặng hơn lên bệnh viện tỉnh, sau đó mới lên tuyến trung ương khi cần thiết.