Đây có thể coi là trận lụt kinh khủng nhất lịch sử Trung Quốc cho đến tận bây giờ. Trận lụt khiến 1 khu vực lớn của miền Trung đất nước này phải dùng thuyền để đi lại trong 1 thời gian dài. Thiệt hại về của cải không đếm xuể và 3,7 triệu người chết và mất tích
Đường phố Vũ Hán ngập lụt nặng đến mức phải chèo thuyền.
Do nằm giữa các mảng kiến tạo Ấn Độ và Thái B́nh Dương, Trung Quốc thường xuyên xảy ra các thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là động đất ở các tỉnh miền trung. Động đất ghi nhận ở Trung Quốc từ xa xưa, tác động không nhỏ đến nền văn hóa và khoa học. Loạt bài dài kỳ này sẽ điểm lại những thảm họa thiên nhiên thảm khốc nhất trong lịch sử ở Trung Quốc
Thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử hiện đại ngày nay được ghi nhận là trận lụt ở miền trung Trung Quốc năm 1931. Mưa lớn khiến nước sông dâng cao bất thường đă khiến một khu vực rộng 180.000 km2 ch́m trong nước.
Những khu vực ven bờ sông Trường Giang nh́n từ trên cao giống như biến thành đại dương. Các nhà sử học Trung Quốc ước tính số người chết trong trận lụt vào khoảng 156.000 người. Cục quản lư đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) th́ ước tính số người chết lên tới 3,7 triệu người, bao gồm cả các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Số người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt lên tới 30 triệu người.
Trận lụt khủng khiếp nhất lịch sử
Cuộc sống của người Trung Quốc gắn liền với sông Dương Tử hay c̣n gọi là sông Trường Giang. Con sông dài thứ ba thế giới xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông và đổ ra biển Hoa Đông.
Đại đa số người dân Trung Quốc sinh sống tập trung ở vùng lưu vực sông Trường Giang. Trong nhứng năm 1930-1940, người dân ở đây có mức sống dưới trung b́nh và phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
Sông Trường Giang trở thành nguồn cung cấp nước chính cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân, tưới tiêu, trồng trọt và chăn nuôi. Từ năm 1928 – 1930, miền trung Trung Quốc trải qua giai đoạn khô hạn khác thường. Đến mùa đông năm 1930, khu vực này lại hứng chịu những trận mưa tuyết lớn. Mùa xuân năm 1931, các trận băo và mưa lớn kỉ lục liên tục xuất hiện kéo dài đến cả mùa hè.
Hoàng Hà là con sông dài thứ 3 của châu Á.
Những đợt mưa xối xả trở lại vào tháng 7 và tháng 8 đă khiến nước sông Trường Giang tiếp tục dâng lên và đạt tới đỉnh điểm. Cùng lúc này, nước ở hai con sông lớn khác của Trung Quốc là sông Hoàng Hà và sông Hoài cũng dâng cao tràn bờ và làm ngập lụt các khu vực xung quanh.
Cả 3 con sông dâng nước tràn bờ khiến Trung Quốc đối mặt với thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử. nước sông tràn bờ, làm vỡ các đê bao chắn và gây ngập trắng cả một vùng diện tích rộng lớn. Đồng ruộng, đường sá, các làng mạc và thị trấn thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Trường Giang bị nhấn ch́m trong biển nước.
Ở Hán Khẩu (một trong 3 thị trấn sau này hợp thành Vũ Hán), mực nước vượt quá 16 mét so với b́nh thường. Khi trận lụt ập đến Nam Kinh, thành phố bị cô lập hoàn toàn.
“Không ai được cảnh báo trước, chỉ có một bức tường nước đột ngột ập đến. Các ṭa nhà ở Vũ Hán ngày đó chỉ cao một tầng, không một ai có thể chạy thoát”, Jin Shilong, một người may mắn sống sót kể lại. “Ở thời điểm đó, có một ṭa nhà ba tầng mới khai trương ở thị xă. Khi nghe thấy tiếng ồn khủng khiếp và bức tường nước ập đến, tôi may mắn chạy được vào ṭa nhà, lên tầng cao nhất. Ở thời điểm đó, không ai biết nước c̣n dâng cao đến mức độ nào”.
Trận lụt năm 1931 được coi là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử thế giới.
Ngay cả khi nước lũ rút đi, người dân miền trung Trung Quốc cũng chưa vượt qua hết khó khăn. Không ít người chết đói v́ cạn kiệt lương thực dự trữ trong khi chính quyền Quốc Dân Đảng khi đó hành động quá chậm chạp.
Kư ức của người trong cuộc
Trận lụt năm 1931 ở Trung Quốc ngày nay được biết đến là trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Nhưng câu chuyện về sự kiện này gần như bị lăng quên. Đó là giai đoạn Trung Quốc đối mặt với nhiều biến cố. Cuộc Đại Khủng hoảng, Nhật bản xâm lược Trung Quốc, nội chiến Trung Quốc đă xóa mờ trận lụt lịch sử.
Câu chuyện về trận lụt năm 1931 từng được hai anh em người Mỹ kể lại. Đó là Hutch và Jim Harnsberger, theo China Daily.
Trận lụt ước tính khiến 4 triệu người chết.
Tháng 8.2006, 3 thế hệ nhà Harnsbergers, gia đ́nh truyền giáo có mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc từ năm 1892, quay trở lại thị xă Cao Bưu (Gaoyou), tỉnh Giang Tô, để dự lễ kỷ niệm 75 năm trận lụt lịch sử.
Lễ kỷ niệm có sự tham gia của chính quyền địa phương và một tấm bia mới, ghi nhận công lao của 5 anh hùng bị lăng quên đă không quản ngại công sức để cung cấp hàng cứu trợ, cứu sống hàng trăm ngàn người trong trận lụt.
5 anh hùng đó bao gồm hai người Mỹ Charles và Anne Lindbergh, nhà truyền giáo Lyt Harnsberger, tướng Trung Quốc Wang Shuxiang và kỹ sư Hermit Lin. Cả 5 người đă dành mọi nguồn lực xây dựng một con đê, cung cấp hàng cứu trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong khu vực.
“Làm cách nào tôi có thể cứu bản thân khi bỏ mặc người khác”, Lin từng nói, khi dành toàn bộ tài sản của ḿnh cho dự án.
Ở thời điểm trận lụt lịch sử xảy ra, Hutch và Jim mới chỉ 8 và 10 tuổi. Thị xă Cao Bưu là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Toàn bộ thị xă ch́m sâu 5 mét dưới nước.
“Những ǵ xảy ra sau đó thật khủng khiếp. Chúng tôi chèo thuyền đi xa măi vẫn chỉ toàn thấy nước là nước. Xác người chết nổi la liệt”, Jim Harnsberger, 84 tuổi, nói năm 2006.
Cuộc sống của người dân ở miền trung Trung Quốc bị đảo lộn.
Không chỉ giúp đắp lại đê khi nước rút, những người hùng của Cao Bưu c̣n hỗ trợ những nạn nhân trong trận lụt 2.000 tấn lúa ḿ.
Đối với các thế hệ nhà Harnsberger, trận lụt lịch sử ở Trung Quốc c̣n có ư nghĩa hơn cả trận lụt trong Kinh Thánh. “Hăy tưởng tượng hồ Erie được mở rộng ra khắp bang Massachusetts, phóng tầm mắt ra xa nhất vẫn chỉ thấy toàn nước, những căn nhà ngập ch́m trong nước. Đó là những ǵ xảy ra năm 1931 ở Trung Quốc”, Anne Linbergh nói.
Năm 2006, phó thị trưởng Cao Bưu Ni Wencai, viết: “Câu chuyện về thảm họa khủng khiếp và những người anh hùng hoàn toàn bị lăng quên, cho đến khi nhà Harnsberger quay trở lại vào năm 2001. Trước đó chưa từng có ghi nhận về người Mỹ ở Cao Bưu. Nhờ các bằng chứng họ cung cấp, chúng tôi đă cho xây dựng một bảo tàng, dựng một tấm bia kỷ niệm, phản ánh mối quan hệ thân thiện và hữu nghị lâu dài giữa người Trung Quốc và Mỹ”.
VietBF Sưu Tầm