Mar 3, 2020
HỒNG KÔNG (NV)- Bảy ca lây nhiễm mới được xác nhận ở tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), Trung Quốc, có nguồn gốc “nhập cảng” từ Ư, quốc gia hiện có số người lây nhiễm và tử vong cao nhất Âu Châu.
Nhật báo The Washington Post hôm Thứ Hai, 2 Tháng Ba, dẫn các nguồn tin địa phương tỉnh Chiết Giang cho biết chính quyền vừa xác nhận bảy ca COVID-19 “nhập cảng” tại thành phố Lishui, thuộc huyện Qingtian, tỉnh Chiết Giang.
Trước bảy người này là một ca nhiễm của một phụ nữ, 31 tuổi, có kết quả dương tính vào ngày Chủ Nhật, đúng hai ngày sau khi bà từ Ư đến.
Theo thông báo của huyện Qingtian, tám người bị nhiễm bệnh này có một điểm chung là cùng làm việc tại một nhà hàng ở thị trấn Bergamo, miền Lombardy, nước Ư.
Tám người này chưa hề đến tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Giới chức thẩm quyền Ư cũng xác nhận một số ca nhiễm COVID-19 tại thị trấn Bergamo, gần thành phố Milan. Tính đến Thứ Hai, Ư có hơn 2,000 ca nhiễm bệnh và có 52 trường hợp tử vong.
Chiết Giang là một tỉnh duyên hải giàu có với dân số 30 triệu người. Đặc biệt, Chủ Tịch Tập Cận B́nh từng làm bí thư tỉnh ủy ở đây từ năm 2002 đến 2007.
Khu vực này, và cụ thể thành phố cảng Ôn Châu (Wenzhou) có một liên kết đặc biệt với miền Bắc nước Ư.
Năm 2016, tờ China Daily báo cáo hầu hết trong số 321,000 người Hoa sống tại Ư đều xuất thân từ Chiết Giang, và 1% làm chủ một cơ sở thương mại, với một tên tuổi nổi bật như Zhou Xiaoyan, chủ công ty truyền thông Milan Huaxia Group.
Theo thông tin mới nhất từ truyền thông Trung Quốc, có khoảng 200,000 người Hoa từ Wenzhou và huyện Quintian định cư tại Ư. Hầu hết làm việc trong kỹ nghệ nhà hàng, theo tờ Zhejiang Daily.
Vào thời điểm bệnh dịch bùng phát dữ dội tại Trung Quốc, tỉnh Chiết Giang phải cô lập ngày 2 Tháng Hai.
Trong thời gian đó, Hoa Kiều từ Ư gởi về Wenzhou hỗ trợ chống dịch 10,000 khẩu trang, 300 áo bảo hộ, và 240 kính che mặt.
Nhưng đến ngày 27 Tháng Hai, huyện Qingtian kêu gọi Hoa Kiều ngưng về nước trừ khi có trường hợp khẩn cấp và nếu về phải cách ly y tế 14 ngày.
Tám người về Chiết Giang thăm nhà đem theo luôn một “lũ” COVID-19 “quy hồi cố hương.” (MPL)
|