03/08/20
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ được thiết lập, nhóm tàu chiến Hoa Kỳ đă đến cảng Đà Nẵng vào ngày 5 Tháng Ba, 2020. Nhóm tác chiến mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Hải Quân Mỹ thăm Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 9 Tháng Ba bao gồm mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và tuần dương hạm Bunker Hill.
USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng
Cuộc thăm viếng của mẫu hạm này tới Việt Nam, và tăng cường các hoạt động tại vùng Biển Đông đều nằm trong chính sách của Hoa Kỳ “xoay trục sang Châu Á và Thái B́nh Dương.”
Chỉ huy trưởng, Chuẩn Đô Đốc Stu Baker nói: “Chuyến thăm này cũng là bằng chứng cho cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở, nơi các quốc gia hùng mạnh và độc lập tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác và thượng tôn pháp luật.”
Hơn 40 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh, chỉ trong thời gian hai năm, đây là lần thứ hai, một mẫu hạm Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam. Điều này cho thấy những hoạt động quân sự giữa hai bên có nhiều sự gia tăng và thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia có một thời gian dài là thù địch.
Chuyến thăm được sự chào mừng và đón tiếp nồng hậu không chỉ từ nhà cầm quyền Việt Nam tại Đà Nẵng như đă thấy trên truyền thông, mà từ chính những người dân Việt Nam, được thể hiện thông quan dư luận, mạng xă hội cũng như nhiều h́nh thức khác.
Có lẽ mối quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam là điều mà rất nhiều người dân Việt Nam đang hết sức quan tâm.
Hai mươi lăm năm đă qua kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao là một thời gian khá dài cho một mối quan hệ. Tuy nhiên, cho đến nay, mối quan hệ đó chưa đáp ứng được những điều mà Việt Nam đang rất cần hiện nay trong t́nh thế quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng về độc lập, chủ quyền và sự đè nén, ḱm hăm cũng như bắt nạt từ phía Cộng Sản Trung Quốc.
Dù chưa có một cuộc khảo sát, thăm ḍ nào cụ thể, nhưng qua những phản ứng của dư luận trong nhân dân và thái độ của người dân Việt Nam qua những cuộc viếng thăm từ phía Hoa Kỳ, mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là một vấn đề mà nhiều người Việt Nam mong muốn ngày càng chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn và ở một tầm mức cao hơn hiện tại.
Tất nhiên, sự mong muốn đó theo những chiều hướng khác nhau, một số người mong muốn mối quan hệ đó phát triển với mục đích tăng cường hơn nữa sự an ninh cho Hà Nội trước mối đe dọa bành trướng của Bắc Kinh cũng như sự phát triển về kinh tế.
Cũng rất nhiều người, nhất là những người đang đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam th́ quan tâm việc phát triển mối quan hệ đó theo chiều sâu rộng hơn không chỉ về kinh tế, quân sự mà cả lĩnh vực về nhân quyền cũng như các giá trị dân chủ khác.
Tuy nhiên, lịch sử mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ 25 năm qua, là một cuộc “đu dây” của nhà cầm quyền CSVN giữa hai mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Với một chế độ độc tài, nhà cầm quyền CSVN vẫn cố giữ mối quan hệ “môi hở, răng lạnh,” “bốn tốt” và “bạn vàng” với chế độ Cộng Sản Bắc Kinh nhằm giữ vững chiếc ghế cai trị người dân Việt Nam.
Nhưng, điều ai cũng biết là nếu hoàn toàn phụ thuộc Bắc Kinh, chế độ CSVN sẽ không có chỗ đứng không chỉ trong ḷng dân, mà c̣n bị chính Bắc Kinh hà hiếp và biến thành công cụ vô dụng khi không c̣n giữ được vai tṛ cai trị của ḿnh nếu ḷng dân nổi sóng.
Thế nên, mối quan hệ với Hoa Kỳ vừa mở đường cho Việt Nam bước ra thế giới, làm ăn với các đối tác khắp nơi trên trường quốc tế, kiếm những món lợi nhuận và tiền bạc từ nhiều nơi, vừa làm đối trọng với chế độ Bắc Kinh luôn muốn đè nén và hà hiếp.
Và 25 năm qua, Việt Nam đă kiên tŕ thực hiện chính sách đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Cộng Sản.
Có lẽ cần nhắc lại rằng, việc đu dây để kiếm lợi giữa hai đối tác vốn không ưa nhau, th́ nhà cầm quyền CSVN vốn có thừa kinh nghiệm.
Khi ngay trong phe Cộng Sản có những xung đột và bất đồng không thể ḥa giải, đặc biệt là mối quan hệ giữa Trung Hoa và Liên Xô lúc bấy giờ, nhà cầm quyền CSVN đang trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam Cộng Ḥa, cần sự viện trợ, hà hơi tiếp sức của cả hai bên. Nhà cầm quyền CSVN đă thực hiện chính sách đu dây giữa hai bên rất thành công.
Từ sự đu dây đó, chính quyền Việt Nam nhận được từ Liên Xô vũ khí, trang thiết bị quân sự cũng như những phương tiện, khí tài và cả binh lính để phục vụ cho cuộc chiến. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhận những nguồn viện trợ nhu yếu phẩm, lính tráng và nhiều thứ khác phục vụ quân đội và nuôi dưỡng chính quyền từ Cộng Sản Trung Quốc.
Kết quả là người dân Việt Nam nhận được những món nợ khổng lồ từ những thứ viện trợ do cuộc chiến để lại mà nhà cầm quyền CSVN đă bằng mọi cách moi được từ cuộc “đu dây” vĩ đại đó.
Sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lẽ ra đă được thiết lập sớm hơn, nếu như nhà cầm quyền CSVN không mang thói kiêu ngạo Cộng Sản và đ̣i hỏi những điều theo cách của “Kẻ chiến thắng.”
Thế rồi thời thế thay đổi, khi mà nền kinh tế đất nước lâm vào thế kiệt quệ, hệ thống Cộng Sản thi nhau sụp đổ không thể cưỡng được, bạn bè, anh em, đồng minh trong phe Cộng Sản dần dần tan ră và xa lánh khi tại đất nước họ đă nhận ra mặt thật của cái gọi là “chủ nghĩa xă hội.” Họ đă quyết tâm vứt bỏ hệ thống lư thuyết và chế độ Cộng Sản, Việt Nam trở thành trơ trọi cô độc. Chỉ đến khi đó nhà cầm quyền CSVN mới “b́nh thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vô điều kiện.”
Nhưng, như nhiều người đă nói, sự chọn lựa của nhà cầm quyền CSVN là sự chọn lựa khó khăn. Bởi nói theo ngôn ngữ dân gian th́ “Theo Trung Quốc th́ mất nước, nhưng theo Mỹ th́ mất đảng.”
Và nhà cầm quyền CSVN lại thi hành chính sách “đu dây” giữa hai bên nhằm kéo dài vị trí tồn tại độc tài của ḿnh.
Điều khác biệt giữa hai cuộc “đu dây” giữa hai thời đại và các mối quan hệ khác nhau là ở chỗ:
1-Trong mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô trước đây, vấn đề chính là sự bất đồng giữa hai nước Cộng Sản là điều thường thấy, tất cả đều muốn xưng hùng xưng bá, là trung tâm thiên hạ nhưng tất cả đều thống nhất với nhau và thống nhất với chế độ CSVN ở điểm bất chấp về nền dân chủ, quyền con người tại mỗi nước. Tất cả những đối tác đó của Việt Nam đều có chung một bản chất là một nhà nước độc tài Cộng Sản, tương đồng nhau về mọi mặt từ ư thức hệ đến cách tổ chức xă hội. V́ thế, sự xung đột không phải là những mâu thuẫn dẫn đến việc tồn tại hay không tồn tại của chế độ ở mỗi nước.
2-Trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, do những yêu cầu của nền dân chủ và những vấn đề liên quan đến quyền con người là bản chất của nhà nước Hoa Kỳ đ̣i hỏi. Do vậy mà Hoa Kỳ đ̣i hỏi mọi mối quan hệ của họ cần đáp ứng những yêu cầu thuộc về bản chất xă hội và chế độ.
Điều này, oái oăm thay lại là điều cốt tử của chế độ Cộng Sản.
Do vậy, nhà cầm quyền CSVN đă thực hiện chiến lược của ḿnh với những bước đi khi lùi, khi tiến và đu dây giữa hai bên là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điển h́nh là chính sách “ba không” của Việt Nam trong sách trắng quốc pḥng mà Việt Nam mới công bố.
Hai mươi lăm năm đă trôi qua trong một mối bang giao giữa hai quốc gia. Cho đến nay, tầm cao của mối quan hệ đă không đáp ứng được những yêu cầu mà người dân cũng như đất Việt Nam đ̣i hỏi.
Và cuộc “đu dây” vẫn cứ tiếp tục. (J.B Nguyễn Hữu Vinh)