Đại dịch viêm phổi cấp do virus corona gây nên đang là 1 vấn đề rất đau đầu đối với nhiều quốc gia. TUy rằng có tốc độ lây lan nhanh và là 1 căn bệnh nguy hiểm thế nhưng nó cũng đă làm nên 1 số điều mà chúng ta không thể giải quyết trong nhiều năm qua. Đặc biệt là vấn đề về môi trường
Chính phủ các nước nên hành động khẩn trương về môi trường tương tự như hành động với Covid-19. Dịch bệnh này đang giúp giảm lượng khí thải toàn cầu mạnh hơn bất kỳ chính sách nào trước đó, các nhà hoạt động môi trường cho biết.
Tại Trung Quốc, đất nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh, 25% lượng khí thải đă được cắt giảm.
Nếu dịch Covid-19 vẫn tiếp tục, các chuyên gia về môi trường cho rằng, loại virus này sẽ dẫn đến sự sụt giảm lượng khí thải toàn cầu đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 – 2009.
Thực hiện theo khuyến cáo của giới chức y tế, hàng triệu người đă hạn chế đi lại. Hàng chục ngh́n chuyến bay đă bị hủy. Tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà máy đă dừng hoạt động.
Nhiều hội nghị, lễ hội, sự kiện giải trí quy mô bị đ́nh chỉ đă giúp tiết kiệm một nguồn tài nguyên đáng kể và cắt giảm hàng ngàn tấn khí thảo CO2.
Lượng khí thải vào môi trường đă giảm từ khi dịch Covid-19 bùng phát (ảnh: The Guardian)
Theo thống kê, lưu lượng giao thông toàn cầu đă giảm 4,3% trong tháng 2 do hàng chục ngh́n chuyến bay bị hủy và các lệnh hạn chế đi lại.
“Điều này rất có ư nghĩa đối với môi trường v́ hàng không là ngành có lượng khí thải nhiều nhất”, ông Rob Jackson – Chủ tịch của Tổ chức dự án Carbon toàn cầu (GCP), cho biết.
Năm nay, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) với 189 quốc gia thành viên sẽ tổ chức họp online thay v́ gặp gỡ tại Washington như mọi năm. Đây là ví dụ nhỏ cho một hành động tích cực giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Những khóa học và phương thức làm việc từ xa cũng được thúc đẩy bởi dịch Covid-19 khi mọi người hạn chế ra khỏi nhà.
Covid-19 đă hạn chế đáng kể lưu lượng giao thông (ảnh: Ny times)
Bà Corinne Le Quere, giáo sư về biến đổi khí hậu tại Đại học East Anglia (Anh), cho biết:
“Dịch Covid-19 đă làm chậm đà phát triển của lượng khí thải nhưng chưa đủ để đảo ngược nó. Trong 10 năm gần đây, lượng khí thải toàn cầu mỗi năm đều tăng 1%, tương đương với khoảng 317 megaton CO2.
Tuy nhiên, Covid-19 đă làm chậm lại sự phát triển của lượng khí thải để chúng ta có thêm thời gian hành động thông qua những tiến bộ công nghệ và sử dụng năng lượng tái tạo”.
“Không có nhà hoạt động môi trường nào thích một cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Gián đoạn kinh tế và chính trị không phải là cách khả thi để đối phó với sự nóng lên toàn cầu, tuy nhiên, nhiều sự thay đổi đă xuất hiện. Hàng triệu người đă t́m ra những cách thức làm việc mới, hiệu quả và tiết kiệm hơn ngay tại nhà”, ông Bill McKibben, một nhà hoạt động môi trường tại Mỹ cho biết.
VietBF Sưu Tầm