Các quốc gia sử dụng công nghệ để kiểm soát dịch Covid-19 có khá nhiều. Người dùng tại nhiều quốc gia buộc phải đặt ứng dụng y tế để khai báo thông tin cá nhân trong khi số khác bị kiểm soát bởi hệ thống định vị.
Cuộc chiến chống Covid-19 ở Trung Quốc đă qua giai đoạn căng thẳng nhất trong khi châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn đang gồng ḿnh chống chọi. Bên cạnh những biện pháp về y tế, công nghệ được xem là một trong những "vũ khí" quan trọng giúp các nước kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có cách tiếp cận khác nhau.
Trung Quốc
WHO gọi việc Trung Quốc phong toả Vũ Hán là việc chưa từng có trong lịch sử y tế cộng đồng. Đây là đ̣n phủ đầu của Trung Quốc nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.
Ngay sau đó, các công ty công nghệ bắt đầu xây dựng nhiều bản đồ trực tuyến để người dân và chính phủ có thể theo dơi những vùng đang có ca nhiễm bệnh cao, từ đó khoanh vùng và kiểm soát tốt hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Baidu Maps, Auto NaVi cũng dựa trên dữ liệu họ có từ người dùng để phân tích xu hướng dịch chuyển trong nước. Các ứng dụng này c̣n được bổ sung thêm nhiều chức năng như cảnh báo về khu vực có người nhiễm bệnh, những pḥng khám, xét nghiệm gần vị trí người dùng.
Trung Quốc cũng cho thử nghiệm trên diện rộng việc dùng dữ liệu vị trí để kiểm soát người có khả năng lây nhiễm nCoV. Người dân trên cả nước buộc phải cài ứng dụng Ant - Alipay vào điện thoại. Mỗi người sẽ được cấp một mă vạch theo màu xanh, vàng hoặc đỏ tuỳ theo t́nh trạng sức khoẻ. Mă màu cho phép người dân có thể tự do di chuyển (mă xanh) hoặc buộc phải cách ly bảy ngày (mă vàng) cho đến hai tuần (mă đỏ). Một đội kiểm soát tại những nơi công cộng sẽ có trách nhiệm quét mă QR trên điện thoại từng người để phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm.
Mă màu QR sẽ quyết định ai nên cách ly, ai được phép dùng tàu điện ngầm, vào trung tâm thương mại... Ảnh: AFP.
Hệ thống này sử dụng thông tin về những ca nhiễm nCoV, kết hợp dữ liệu của chính phủ về việc đặt máy bay, tàu hoả và xe buưt. Những người từng đi chung phương tiện công cộng với người có virus sẽ cho kết quả là mă vàng hoặc đỏ. Mỗi lần mă này được quét tại các nơi công cộng, địa điểm của người đó cũng được lưu lại và gửi về máy chủ của hệ thống. Từ đây, chính phủ có thể kiểm soát kỹ hơn khả năng lây nhiễm nCoV trong cộng đồng.
Trong phần cài đặt, ứng dụng y tế này cũng yêu cầu quyền truy cập thông tin cá nhân, trong đó có vị trí. Chương tŕnh "reportInfoAndLocatio nToPolice" (báo cáo thông tin và vị trí cho cảnh sát) sẽ gửi vị trí, tên thành phố và mă nhận diện của người dùng này tới một máy chủ. Phần mềm không thông báo với người dùng về sự liên kết này với cảnh sát. Zhou Jiangyong, Bí thư thành ủy Hàng Châu, gọi hệ thống mă y tế là "một bước quan trọng của thành phố trong việc quản trị trên nền tảng kỹ thuật số". Ông nói thêm rằng thành phố sẽ mở rộng việc sử dụng những công cụ thế này.
Mặc dù việc theo dơi định vị, liên kết chéo các dữ liệu của người dân góp phần quan trọng trong việc kiểm soát người lây nhiễm nCoV. Nhưng biện pháp này cũng gây ra nhiều hoang mang trong xă hội về quyền riêng tư.
Singapore
Không giống Trung Quốc, Singapore đă đi trước dịch bệnh một bước trong việc kiểm soát dịch bệnh. Trong nhiều năm, chính phủ nước này đă xây dựng hệ thống y tế cộng đồng gồm các pḥng khám chuyên về bệnh lây nhiễm. Một hệ thống kết nối toàn dân cho phép nhắn tin nhắc nhở công chúng thường xuyên rửa tay, dùng khăn giấy che miệng khi hắt x́ để tránh lây lan virus ra cộng đồng.
Thành công của Singapore nằm ở hệ thống xét nghiệm. Công nghệ của họ cho phép xét nghiệm 2.000 người mỗi ngày. Trong khi đó, tại bang Washington, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Mỹ, các pḥng thí nghiệm công cộng đang cố gắng xét nghiệm được 400 mẫu mỗi ngày.
Đảo quốc sư tử cũng có 140 công cụ theo dơi lịch sử tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm nCoV. Cảnh sát và các cơ quan an ninh cũng tham gia nhiệm vụ này nhằm kiểm soát chặt chẽ những người có khả năng lây bệnh. Các ca dương tính được xác định tại sân bay, pḥng khám của chính phủ và chủ yếu qua theo dơi lịch sử tiếp xúc.
Đài Loan
Trong những ngày đầu của dịch bệnh, Đài Loan đă tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế, thông tin nhập cảnh và hải quan để theo dơi những người có thể mang mầm bệnh. Họ cũng dùng công nghệ định vị trên điện thoại để biết được lịch sử di chuyển nhằm kiểm soát tối đa nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Nếu một người đến pḥng khám, dữ liệu thu thập được sẽ tạo ra một cảnh báo dựa trên triệu chứng và lịch sử di chuyển của bệnh nhân. Mọi người cũng được gửi tin nhắn thông báo qua đi động. Khi các ca nhiễm nCoV trên du thuyền Diamond Princess được phát hiện sau khi tàu dừng ở Đài Loan, cư dân ở đây lập tức nhận được tin nhắn liệt kê từng nhà hàng và địa điểm hành khách trên tàu đă ghé thăm.
Ứng dụng t́m khẩu trang online của Đài Loan.
Bất kỳ ai có nguy cơ lây nhiễm cao đều được yêu cầu tự cách ly. Những người này sẽ được theo dơi qua điện thoại để đảm bảo họ không ra ngoài trong thời gian ủ bệnh.
Một số ứng dụng chỉ đường ở Đài Loan c̣n có thêm tính năng t́m mua khẩu trang và các sản phẩm y tế online. Người dùng không phải xếp hàng dài hoặc chạy khắp nơi. Việc này góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc liên tục gửi tin nhắn, cập nhật thông tin cho người dân về số người nhiễm cũng như lịch sử di chuyển của họ. Một ứng dụng tự cách ly cũng cho phép kiểm soát người bệnh không di chuyển ra khỏi nhà. Những người này cũng có thể liên lạc với chuyên viên y tế qua điện thoại mà không cần đến pḥng khám, bệnh viện.
Chính phủ Hàn Quốc liên tục nhắn tin, cập nhật thông tin về Covid-19 cho công dân qua điện thoại. Ảnh: The Verge.
Một ứng dụng tên Corona 100m c̣n đánh dấu vị trí những người dương tính nCoV trên bản đồ và cảnh báo cho người dùng. Trong khi đó, trang web coramamap lại cho phép người dùng tra cứu lịch sử di chuyển của bệnh nhân cũng như thông tin về những khu vực có dịch.
Quan trọng hơn cả, "thành phố thông minh" của Hàn Quốc cũng được kích hoạt. Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh có thể dùng hệ thống camera giám sát, trích xuất h́nh ảnh cá nhân, lịch sử giao dịch thẻ tín dụng để kiểm soát các bệnh nhân.
Israel
Tại Trung Đông, Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ. Phát biểu hôm 15/3, thủ tường Israel Netanyahu nói sẽ yêu cầu chính phủ cho phép lực lượng hành pháp sử dụng công nghệ chống khủng bố để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Công cụ giám sát kĩ thuật số sẽ đảm bảo các bệnh nhân không vi phạm lệnh cách ly, đồng thời xác định vị trí của những người đă tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, kiến nghị này vẫn chưa được thông qua v́ nó có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của bệnh nhân.
Mỹ
Nhà Trắng mới có cuộc họp khẩn với các công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ, như Google, Facebook, Apple, Amazon, Microsoft... để cùng phát triển cơ sở dữ liệu mới về nCoV, giúp y học có thêm dữ liệu. Chính phủ Mỹ cũng đang tích cực đàm phán để có thể sử dụng dữ liệu vị trí người dùng, trong đó có việc theo dơi khoảng cách từng người để ngăn chặn Covid-19 bùng phát.
Các chuyên gia y tế công cộng mong muốn có thể biên dịch dữ liệu vị trí dưới dạng tổng hợp và buộc ẩn danh, sau đó sử dụng để lập bản đồ lây nhiễm. Dự án hiện ở giai đoạn đầu. Một số chuyên gia đánh giá, việc phân tích dữ liệu vị trí, chủ yếu thông qua smartphone, công cụ mạnh mẽ trong việc theo dơi sự lây lan của Covid-19.
Tuy nhiên, không ít người Mỹ khó chịu do việc này có thể vi phạm quyền riêng tư. Trong một số cuộc phỏng vấn gần đây, đại diện Facebook cho biết chính phủ Mỹ đang đặc biệt quan tâm đến "mô h́nh chuyển động của mọi người" thông qua nguồn dữ liệu mà mạng xă hội này thu thập được.
Sự hợp tác cấp bách giữa chính phủ Mỹ và các công ty công nghệ từ Thung lũng Silicon được đánh giá là "chưa từng có". Điều này là cần thiết để kiểm soát người nhiễm nCoV và ngăn chặn dịch bùng phát.