"Mỗi ngày lái xe về nhà, tôi đều bật khóc", một y tá ở Detroit, trái tim công nghiệp ôtô Mỹ, kể về hậu quả của thảm họa Covid-19.
Năm 2013, thành phố Detroit, bang Michigan, trở thành đô thị lớn nhất Mỹ xin bảo hộ phá sản. Tương lai của địa phương này khi đó hoàn toàn vô định với khoản nợ chồng chất, hàng chục ngh́n ṭa nhà bỏ hoang, những băi đất trống và đường phố tối tăm.
Cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự suy giảm dân số và nguồn thuế lao dốc những năm sau đó. Từ vị trí "trái tim" của ngành công nghiệp ôtô Mỹ, nơi sinh sống của 1,8 triệu người hồi năm 1950, Detroit giờ đây chỉ c̣n khoảng 670.000 dân, với tỷ lệ 30% người sống trong nghèo khó. Thêm vào đó, rất nhiều cư dân bị hen suyễn hoặc mắc các bệnh mạn tính khác, khiến hệ thống bệnh viện quá tải.
Thành phố thời gian qua xuất hiện nhiều dấu hiệu phục hồi, như việc tăng cường xây dựng công tŕnh mới, một số khu dân cư tấp nập hơn. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng cũ chưa nguôi ngoai, Detroit lại đối mặt với thảm họa khác khi Covid-19 bùng phát. Trong chưa đầy hai tuần, 35 người nhiễm nCoV tại thành phố đă tử vong.
Nhân viên y tế chuẩn bị xét nghiệm nCoV cho cư dân thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ. Ảnh: NY Times.
Người dân bị hoảng loạn trước số ca tử vong v́ nCoV, trong đó có nhà hoạt động cộng đồng nổi tiếng Marlowe Stoudamire, người qua đời tuần trước ở tuổi 43. Ông từng dùng bữa sáng cùng hàng xóm hôm 6/3, khiến một số cảnh sát cũng nhiễm nCoV. Cảnh sát trưởng của thành phố đă được xác nhận dương tính, hơn 500 cảnh sát bị cách ly. Nhân viên sở cứu hỏa và các dịch vụ khác của thành phố cũng mắc bệnh.
"Mọi người bắt đầu hiểu rằng chủng virus này đang t́m kiếm nhiều bệnh nhân hơn, thậm chí là những người trẻ và khỏe mạnh", Thị trưởng Detroit Mike Duggan trả lời phỏng vấn hôm 29/3.
Tính đến chiều 30/3, với hơn 6.500 ca nhiễm nCoV, bang Michigan đứng thứ tư cả nước về số bệnh nhân Covid-19, sau New York, New Jersey và California. Bang này cũng ghi nhận ít nhất 197 ca tử vong, nhiều thứ tư sau New York, Washington và New Jersey.
Lư do "làn sóng" bệnh nhân Covid-19 xuất hiện ở khu vực Detroit chỉ trong vài tuần, kể từ khi giới chức công bố ca đầu tiên của bang vào ngày 10/3, chưa được làm rơ. Duggan nghi ngờ sân bay quốc tế tại đây, với số lượng đáng kể chuyến bay từ nước ngoài, có thể là nguyên nhân chính. Một số người c̣n chỉ ra việc người dân di chuyển đường dài để tới chỗ làm, thường là hệ thống xe buưt, cũng đẩy nhanh tốc độ virus lây lan.
"Không may, sự chuyển biến mà tôi chứng kiến lại là nỗi đau buồn, bởi mọi người đang chết dần. Mỗi ngày chúng tôi đều nh́n vào những con số. Rất nhiều thứ phải xử lư", Khalilah Gaston, nhà tư vấn cho các tổ chức phi lợi nhuận ở Detroit, cho hay.
Các bệnh viện thuộc mạng lưới Trung tâm Y tế Detroit đang phải cho hai bệnh nhân vào pḥng chăm sóc đặc biệt cùng lúc, trong khi chúng chỉ được thiết kế cho một người, một y tá giấu tên làm việc cho vài bệnh viện của thành phố tiết lộ, nói thêm rằng các trang thiết bị đang thiếu trầm trọng.
"Mỗi ngày lái xe về nhà, tôi đều bật khóc. Tôi đă làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe 20 năm và chưa bao giờ chứng kiến bất cứ cảnh tượng nào như này", y tá kể lại. Brian Taylor, phát ngôn viên Trung tâm Y tế Detroit, từ chối b́nh luận chi tiết, chỉ cho biết số lượng bệnh nhân ngày càng tăng đang gây sức ép lên nguồn lực y tế và các y bác sĩ.
Nguồn nước ở Detroit cũng là một trong những vấn đề gây lo ngại giữa lúc việc rửa tay trở thành nhu cầu cấp thiết. Chính quyền thành phố cam kết cấp nước cho những nhà bị cúp v́ chưa thanh toán hóa đơn, nói thêm rằng hàng trăm người sẽ có nước trở lại vào cuối tuần và con số sẽ tăng lên trong những ngày tới.
Các nhà hoạt động đă thúc giục giới chức hành động nhanh hơn để giải quyết vấn đề. "Hăy gạt bỏ tất cả vấn đề chính trị và tập trung vào việc này, bởi một trong những biện pháp chính giúp đảm bảo vệ sinh cộng đồng là rửa tay", Monica Lewis-Patrick, lănh đạo nhóm Chúng tôi là Người dân Detroit, kêu gọi.
Cuộc khủng hoảng y tế c̣n có khả năng diễn biến nghiêm trọng hơn do không phải ai ở Detroit cũng tuân thủ biện pháp cách biệt cộng đồng, dù Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer tuần trước ban hành sắc lệnh yêu cầu tất cả cư dân ở nhà.
Cherish Browning cho biết cuối tuần trước cô vừa dự một bữa tiệc tại gia cùng khoảng 100 người. "Mọi người thực sự không coi trọng việc này", người phụ nữ 28 tuổi cho hay, nhưng nói thêm rằng nhiều khách dự tiệc đeo khẩu trang và găng tay.