Trong bối cảnh ngày càng có nhiều bệnh viện rơi vào quá tải và hàng chục ngh́n người tử vong v́ Covid-19 tại châu Âu, một nghịch lư đáng ngạc nhiên được phơi bày: Hệ thống y tế được đánh giá là tốt nhất thế giới dường như đang “bất lực” trước dịch bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, hệ thống bệnh viện ở châu Âu thiếu kinh nghiệm nhưng đă quá tự tin trước dịch bệnh. Đây là một phần nguyên nhân khiến dịch Covid-19 trở thành thảm họa tại châu Âu.
“Nếu bạn bị ung thư, chắc hẳn bạn sẽ muốn được điều trị tại một bệnh viện ở châu Âu. Tuy nhiên, khoảng 100 năm trở lại đây, châu Âu chưa từng trải qua một đại dịch nào, v́ vậy, họ không biết phải xử lư t́nh trạng này ra sao”, ông Brice de le Vingne, người đứng đầu các hoạt động chống Covid-19 thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới Bỉ, cho biết.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới đă chỉ trích một số nước châu Âu làm lỡ mất cơ hội ngăn dịch bệnh bùng phát. WHO cho rằng, các nước đáng lẽ phải phản ứng mạnh mẽ hơn từ 2 tháng trước, bao gồm việc mở rộng xét nghiệm và kiểm soát nguồn lây lan chặt chẽ hơn.
Hầu hết các bệnh viện tại những nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 đều đă quá tải (ảnh: AP)
Ông De le Vingne và các chuyên gia khác cho rằng, cách tiếp cận ứng phó với dịch bệnh của châu Âu ban đầu quá lỏng lẻo. Các nước châu Âu đă không coi trọng những biện pháp cơ bản nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như truy vết người tiếp xúc bệnh nhân hay xác định nguồn lây lan.
Trong khi Covid-19 đang bùng phát, Trung Quốc đă sử dụng một đội ngũ khoảng 9.000 nhân viên y tế truy t́m những người đă tiếp xúc với bệnh nhân ở Vũ Hán mỗi ngày.
Tuy nhiên ở Italia, trong một số trường hợp, giới chức y tế đă để mặc cho bệnh nhân tự thông báo việc bị nhiễm Covid-19 với người họ có thể đă tiếp xúc và chỉ dùng điện thoại để theo dơi người bệnh.
Ở Tây Ban Nha và Anh, giới chức y tế từ chối b́nh luận họ có bao nhiêu nhân viên y tế phụ trách việc truy vết tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm virus.
“Tại Anh, chúng tôi rất giỏi trong việc theo dơi liên lạc, nhưng vấn đề là chúng tôi đă không làm điều đó một cách đúng mức”, tiến sĩ Bharat Pankhania, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Exeter (Anh), cho biết.
Khi số ca nhiễm virus bắt đầu gia tăng ở Anh hồi đầu tháng 3, ông Pankhania và các chuyên gia đă đề nghị chính phủ biến các trung tâm điện thoại chăm sóc khách hàng thành trung tâm liên lạc với bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, điều này không được chấp nhận. Ông Pankhania gọi đó là “cơ hội đă bị bỏ phí”.
Ông Pankhania cho rằng, mặc dù Anh có nhiều chuyên gia trong điều trị các bệnh nhân nặng về hô hấp, như viêm phổi nặng, tuy nhiên, các bệnh viện ở đây lại có quá ít giường bệnh trong khi các ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh.
“Chúng tôi đă phải hoạt động hết công suất. Hơn nữa, dịch bệnh xuất hiện đúng vào thời điểm chúng tôi không có bất kỳ sự chuẩn bị nào”, ông Pankhania cho biết và nói thêm rằng, t́nh trạng cắt giảm giường bệnh đă diễn ra nhiều năm qua ở Anh.
Ở những quốc gia châu Âu khác, dịch Covid-19 cũng làm lộ ra thực tế rằng, hệ thống y tế và giới chức y tế tại đây có rất ít kinh nghiệm trong việc đối phó với một đại dịch.
“Các bác sĩ tại châu Âu rất đau khổ và có lẽ họ chưa từng phải trải qua việc đưa ra quyết định rằng bệnh nhân nào có thể được nhập viện hoặc không. Họ thiếu kinh nghiệm c̣n dịch bệnh th́ quá áp đảo”, ông Robert Dingwall, chuyên gia nghiên cứu hệ thống y tế đến từ Đại học Nottingham Trent (Anh), cho biết.
Thông thường, các quốc gia châu Âu là những nhà viện trợ khi dịch bệnh bùng phát ở những nước kém phát triển hơn. Nhưng giờ đây, Italia, Pháp và Tây Ban Nha đều đang phải nhận viện trợ khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế.
Tiến sĩ Chiara Lepora, người đứng đầu nhóm Bác sĩ không biên giới tại tâm dịch Covid-19 ở Lombardy, Italia, cho rằng, dịch bệnh này đă cho thấy một số vấn đề nghiêm trọng ở các quốc gia phát triển.
“Các bệnh viện tại châu Âu không thể chủ động chiến đấu với dịch bệnh bùng phát mà chỉ có thể giải quyết được hậu quả của dịch bệnh. Hệ thống y tế của châu Âu được xây dựng với nguyên tắc trung tâm là chăm sóc cho từng bệnh nhân, tuy nhiên, trước một đại dịch, sức khỏe của toàn bộ cộng đồng nên được đặt lên hàng đầu”, bà Lepora nhận định.
Mô h́nh chăm sóc cộng đồng thường được thấy ở các quốc gia châu Phi hoặc một số nước châu Á, nơi bệnh viện chỉ dành cho những người có triệu chứng nặng. Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ được cách ly hoặc điều trị tại các cơ sở tuyến dưới hoặc các bệnh viện dă chiến.
Tại châu Âu, mạng lưới bác sĩ gia đ́nh rất phát triển, nhưng không đủ để điều trị cho quá nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19. Trong khi đó, vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng hơn với sự tham gia của đội ngũ bác sĩ quân y - những người có thể ít được đào tạo chuyên sâu nhưng lại hiệu quả hơn trong các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Một số chuyên gia cho rằng, các bệnh viện tại châu Âu đă tính toán sai lầm về khả năng đối phó với Covid-19.
“Đây là một dịch bệnh mới và tốc độ lây lan của nó ít người có thể ngờ tới. Các bệnh viện ở châu Âu đang bị quá tải giống như t́nh trạng ở Tây Phi trong giai đoạn bùng phát dịch Ebola. T́nh trạng xảy ra ở các nước giàu có với nguồn lực y tế dồi dào như vậy rất đáng quan ngại”, bác sĩ Stacey Mearns thuộc Ủy ban Cứu trợ Quốc tế cho biết.
VietBF © sưu tầm