04/05/20
Tháng 9 năm 2014, bịnh nhân đầu tiên trên đất Mỹ bị nhiễm virus Ebola là cô Nina Phạm, một y tá gốc Việt 26 tuổi, làm việc tại một bịnh viện thuộc thành phố Dallas, Texas. Nina bị lây nhiễm khi chăm sóc cho Thomas Duncan, một bịnh nhân đă nhiễm Ebola đến từ Liberia, châu Phi. Nina Phạm vô t́nh trở thành tâm điểm của truyền thông và thu hút sự quan tâm trên khắp nước Mỹ lúc bấy giờ.
BS Anthony Fauci ôm cô y tá Nina Phạm trong ngày tiễn cô ra viện. Photo Courtesy
Theo đề nghị từ bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bịnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) và là người đang nằm trong ban đặc nhiệm chống virus corona ở Mỹ hiện nay, Nina Phạm được chuyển tới Khoa Nghiên cứu Lâm sàng Đặc biệt tại Rockville, bang Maryland, trực thuộc NIAID. Đây là một chuyên khoa đặc biệt với các dụng cụ, phương tiện nghiên cứu tân tiến hàng đầu thế giới trong vấn đề kiểm soát bịnh truyền nhiễm và nguy cơ vũ khí vi trùng sinh học, có khoảng 60 khoa học gia, bác sĩ và chuyên viên y tế làm việc.
Chính bác sĩ Fauci là vị bác sĩ đă tham gia nhóm chữa trị trực tiếp cho Nina, cũng như là người đứng ra trả lời các cuộc họp báo về t́nh trạng sức khoẻ của Nina cho đến khi cô xuất viện. H́nh ảnh BS Fauci ôm Nina Phạm trong ngày xuất viện là một h́nh ảnh mang cảm xúc cho nhiều người. Nó gợi sự liên tưởng đến ṿng tay độ lượng của một nước Mỹ và thế giới đă từng giang tay đón người tị nạn Việt Nam ngày nào.
Sinh năm 1940 tại Brooklyn, New York, trong một gia đ́nh di dân gốc Ư, có cha là một dược sĩ, BS Fauci theo học các trường công giáo ở cả hai bậc trung học và đại học, chú trọng ngành học cổ điển, từ thần học, lịch sử cổ đại, xă hội học, đến tiếng Hy Lạp, Latin và tiếng Pháp. Thế nhưng, bác sĩ Fauci đă đi theo con đường y khoa, mà theo ông kể là đă nằm trong máu ḿnh từ rất sớm. Sau khi tốt nghiệp đầu khóa tại đại học y khoa Cornell, ông về làm việc cho Viện Y tế Quốc gia (NIH) từ năm 1968 đến nay.
Ngoại trừ một đôi năm ông về lại Cornell trong vai tṛ một y sĩ trưởng và nghiên cứu hậu tiến sĩ, ông đă làm việc với NIH và đứng đầu cơ quan NIAID từ năm 1984 đến bây giờ. Là một nhà khoa học về y tế cộng đồng, y học lâm sàng, miễn dịch và dịch tễ học, với vô số bằng tưởng lục, huân chương cao quư quốc gia và quốc tế cho đóng góp của ḿnh, BS Fauci đă nhiều lần từ chối chức vụ lănh đạo Viện Y tế Quốc gia, để chỉ chuyên tâm nghiên cứu và dẫn dắt cơ quan NIAID pḥng chống dịch bịnh truyền nhiễm. Từ sốt rét, kiết lỵ, tiêu chảy, các bịnh đường hô hấp, hen suyển … cho đến HIV, SARS, cúm H1N1, MERS, Ebola, rồi Covid-19 hiện nay. Và trên hết là những nghiên cứu liên quan đến chiến lược pḥng thủ trước nguy cơ vũ khí sinh học, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và sự an nguy cho người dân Mỹ, cùng thế giới tự do, nói chung.
Điểm lại tinh thần và quá tŕnh phục vụ quốc gia của BS Fauci trong hơn 50 năm qua để thấy vai tṛ của ông trong cuộc chiến chống dịch bịnh hiện nay quan trọng đến mức nào. Di chuyển như con thoi để họp bàn cùng nhóm đặc nhiệm chống dịch của phủ tổng thống, giải tŕnh với các nhà lập pháp, làm việc với các chuyên gia y tế, rồi trả lời phỏng vấn để đưa thông tin dịch bịnh xác thực đến đại chúng. Theo dơi các cuộc họp báo trong những ngày qua, người dân cũng thấy giọng ông đă bị khàn đi rất nhiều. Ở tuổi 79, độ tuổi lẽ ra đă về hưu từ rất lâu và mang nhiều rủi ro cao nếu bị lây nhiễm virus, các tin tức cho biết, hiện ông chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày, thời gian c̣n lại và tâm sức của ḿnh, ông dành hết cho cuộc chiến chống dịch bịnh.
Với cung cách điều hành quốc gia hiện nay, cơ hội cho giới chức chuyên gia y tế Hoa Kỳ có thể công bố minh bạch về thực trạng và nguy cơ dịch bịnh bị giới hạn rất nhiều, nước Mỹ lại cần những người như BS Fauci hơn bao giờ hết. Bởi từ giữa tháng Hai, khi những người đứng đầu của cơ quan CDC cảnh báo t́nh h́nh có thể tệ hại hơn, th́ đă bị ṭa Bạch Ốc chặn lại, không cho phép phát biểu về dịch bịnh với truyền thông hay trước công chúng, v́ e ngại sẽ tạo ra sự xáo trộn cho thị trường chứng khoán và kinh tế nói chung.
Chỉ có ông Fauci là người can trực, thẳng thắn phát biểu về t́nh trạng dịch bịnh, những rủi ro cùng các biện pháp ngăn chận, tiêu diệt nó ra sao. Bằng một thái độ nghiêm túc, chính xác của một nhà khoa học và tâm thức của một lương y luôn đặt sinh mạng người dân lên hàng đầu. Một cách nhă nhặn, trí thức nhưng không e dè, né tránh trước bất cứ áp lực chính trị nào.
Người ta ngỡ câu nói của bác sĩ Fauci rằng, “Khi bạn đối diện trong sự đan chéo của chính trị, chính sách và y học, điều mà tôi dựa vào một cách rất hiệu quả là hăy nhất quán, hăy hoàn toàn thành thật và đừng nói với người khác những ǵ mà bạn nghĩ là họ có thể muốn nghe“, là để diễn đạt t́nh cảnh hay ngụ ư điều ǵ đó trong vai tṛ hiện nay. Nhưng không, đó là trả lời phỏng vấn của ông trên đài truyền h́nh C-SPAN hồi năm 2015 và xem ra ứng nghiệm hơn bao giờ hết.
Dù đă làm việc qua nhiều đời tổng thống, có lẽ chưa bao giờ nguyên tắc sống và làm việc vừa kể, cũng như tinh thần phục vụ quốc gia của ông lại bị thách đố nhiều như trong giai đoạn hiện nay. Ông bị dăm nhóm truyền thông cánh hữu tấn công, chỉ trích rồi bị những kẻ cực đoan đe dọa, bởi lời nói và thái độ của ông vô t́nh đi ngược lại sự ngoa ngôn của những kẻ đặt quyền lợi chính trị lên trên sinh mạng của người dân. Người dân nghĩ ǵ khi một mẫu mực đáng kính của nước Mỹ đang phải đối diện với sự hăm dọa, nguy hiểm như vậy? Có phải nó tương tự việc một nền tảng cùng những giá trị lâu đời của nước Mỹ đang bị tấn công nặng nề?
Nhắc lại câu chuyện về bác sĩ Fauci hiện nay v́ có những tranh luận đó đây về “sự vĩ đại” của nước Mỹ với lắm điều ngộ nhận. Dù không phải lúc để phân định rạch ṛi giữa khi nước Mỹ và thế giới đang gặp cơn khổ nạn và những người dân trên khắp thế giới đang nằm xuống hàng giờ, mà để thấy một điều rằng, những người can trực và hy sinh cho quốc gia như bác sĩ Anthony Fauci mới đích thực là những người đă góp phần tạo nên giá trị và sự vĩ đại của nước Mỹ mà người dân nh́n tới và cần bảo vệ.
Nhă Duy
TD