Đang có 1 cuộc tranh căi lớn về quyền ưu tiên sử dụng máy thở ở Mỹ. Nhân viên y tế đang là những người được yêu quư nhất nước Mỹ. Dân chúng hát ca ngợi họ, nhớ tới họ như người hùng.
Nhân viên chăm sóc sức khoẻ nghỉ ngơi bên ngoài Trung tâm y tế Wyckoff Heights ở New York, Mỹ, hôm 5/4. Ảnh: Reuters.
Công nhận sự hy sinh cũng như vai tṛ không thể thiếu của các nhân viên y tế, giới chức Pennsylvania mới đây công bố những hướng dẫn mới cho phép bác sĩ, y tá và những người khác đang chiến đấu chống Covid-19 được ưu tiên tiếp cận máy thở vốn đang khan hiếm trong trường hợp họ nhiễm bệnh và cần tới chúng.
Nhưng ư tưởng trên lại khiến nhiều người khác cảm thấy không thoải mái. Một ủy ban ở Maryland đă bác bỏ quyền tiếp cận ưu tiên, cho rằng việc làm này vi phạm đạo đức.
Tổng thống Donald Trump và các thành viên thuộc đội phản ứng nCoV của ông phủ nhận t́nh trạng thiếu hụt trang thiết bị sẽ dẫn tới việc nhân viên y tế buộc phải đưa ra lựa chọn "ai được, ai không" giữa các bệnh nhân. Tuy nhiên, giới chức bang và bác sĩ tại những điểm nóng nCoV ở Mỹ lại cảnh báo điều đó là không thể tránh khỏi ở một số nơi và sẽ sớm xảy ra.
Trước hoàn cảnh như vậy, nhiều bệnh viện sẽ phải xếp hạng bệnh nhân dựa trên câu hỏi ai sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất khi tiếp nhận chăm sóc tích cực.
Phụ nữ mang thai sẽ được thêm "điểm" ưu tiên trong gần như tất cả các trường hợp, giới chức bệnh viện Mỹ cho hay. Điều này không gây tranh căi nhưng đang tồn tại những tranh luận khác về quyền ưu tiên đối với các chính trị gia cấp cao, cảnh sát, giới lănh đạo, người già, người khuyết tật, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hay những người mắc bệnh mạn tính khác.
Các quan chức bệnh viện, bác sĩ, nhà sinh học Mỹ tham gia những cuộc thảo luận kín về kế hoạch hành động với kịch bản thiếu máy thở cho biết họ hiện vẫn tranh căi về hàng loạt chi tiết quan trọng trong khi số bệnh nhân cần sử dụng máy thở đang tăng lên từng ngày.
Trung tâm An ninh Y tế Đại học Johns Hopkins dự báo khoảng 2,9 triệu người dân Mỹ sẽ cần tới máy thở nếu đại dịch diễn biến theo chiều hướng xấu, vậy nên số lượng máy thở hiện nay của Mỹ sẽ không thể đủ đáp ứng.
Các y bác sĩ cũng cảnh báo về khả năng thiếu hụt những nguồn lực khan hiếm khác như một số loại thuốc và máy lọc máu điều trị suy thận.
Hai kế hoạch của UCLA Health và tổ chức Inova Health cho thấy cách hệ thống chấm điểm có thể được áp dụng để xác định mức độ ưu tiên đối với bệnh nhân và cách những thay đổi nhỏ có thể tạo ra khác biệt lớn ảnh hưởng đến sinh mạng.
Tại trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA ở Los Angeles, bệnh nhân có tiên lượng sống ít hơn một năm, chẳng hạn người mắc ung thư tiến triển hoặc suy tim nặng kết hợp với những bệnh lư nền khác, sẽ được chỉ định mức độ ưu tiên thấp hơn so với người có tiên lượng sống kéo dài.
Robert Cherry, giám đốc y tế và chất lượng tại UCLA Health, cho biết kế hoạch của họ không lấy một độ tuổi cụ thể nào làm chuẩn nhưng tuổi cũng là "chỉ dấu gián tiếp cho bệnh mạn tính". "Càng già bạn càng có nguy cơ mắc bệnh tim và những bệnh khác ảnh hưởng đến khả năng sống sót", ông nói.
Kế hoạch của UCLA cố gắng tránh mọi t́nh huống phân biệt đối xử có thể xảy ra, nhấn mạnh họ không tính đến yếu tố giới tính, chủng tộc, người khuyết tật, t́nh trạng nhập cư, mối quan hệ cá nhân với nhân viên bệnh viện hay "người quan trọng" khi phân bổ máy thở.
Theo UCLA, các nhân viên y tế ở tuyến đầu và các nhà quản lư có thể được ưu tiên tiếp cận với điều trị tích cực bởi khi họ quay trở lại làm việc đồng nghĩa nhiều người sẽ được cứu giúp hơn.
Tại Virginia, dự thảo kế hoạch của Inova đề ra các tiêu chí giống như UCLA Health, song những người mắc bệnh mạn tính được điểm ưu tiên thậm chí c̣n thấp hơn, khiến cơ hội sử dụng máy thở của họ ít hơn dù xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn do Covid-19.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa các kế hoạch nằm ở cách họ điều trị cho người già và người khuyết tật
Hướng dẫn của bang Washington hồi tháng ba khuyến cáo rằng các bệnh nhân bị "mất dự trữ năng lượng, khả năng thể chất, nhận thức và sức khỏe nói chung" nên được cân nhắc chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ. Các nhóm bảo vệ người khuyết tật cho rằng điều này không khác ǵ tước đi cơ hội sống của người khuyết tật.
Kristen Maki, người phát ngôn của bang, cho biết chính quyền có cùng mối lo lắng. "Chúng tôi đang chủ động cập nhật ngôn ngữ trong hướng dẫn... nhằm đảm bảo rằng nó rơ ràng trong mục đích ban đầu là không phân biệt đối xử", bà nhấn mạnh.
Shira Wakschlag, giám đốc pháp lư của Arc, nhóm bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật, đă đệ đơn lên Văn pḥng Dân sự Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ (HHS) khiếu nại 4 bang mà bà tin rằng có những điều khoản phân biệt đối xử trong kế hoạch phân bổ nguồn lực y tế của họ.
"Chúng tôi muốn đảm bảo các bác sĩ không đưa ra quyết định dựa trên định kiến hay thành kiến về cuộc sống và khuyết tật của một người", bà nói.
Dù vậy, người già và người khuyết tật vẫn gặp những bất lợi. Một số kế hoạch sử dụng độ tuổi để làm yếu tố quyết định trước hai bệnh nhân có t́nh trạng giống nhau. Người trẻ tuổi hơn sẽ được ưu tiên hơn.
Một số bệnh viện Công giáo chỉ phân biệt giữa người lớn và trẻ em, v́ thế một bệnh nhân 70 tuổi cần máy thở vẫn được quyền ưu tiên ngang hàng với một bệnh nhân 20 tuổi, dựa trên nguyên tắc tất cả mọi người đều công bằng khi hưởng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe.
Sử dụng tuổi thọ hoặc thời gian sống c̣n lại để đánh giá cũng có thể gây ra vấn đề với những người khuyết tật. Chẳng hạn, tuổi thọ điển h́nh của một người bị Down là 60 năm, so với 78 năm ở người không mắc hội chứng này.
"Điểm mấu chốt là khi thảo luận về phân bổ nguồn lực, chúng ta không được quên những người yếu thế nhất trong xă hội", Brian Kane từ Hiệp hội Y tế Công giáo, lưu ư.
Bên cạnh đó, một câu hỏi gây tranh căi khác là liệu những ai sẽ được hưởng quyền ưu tiên đặc biệt khi nhận nguồn lực y tế.
Ezekiel J. Emanuel, trưởng khoa Chính sách và Đạo đức Y tế tại Đại học Pennsylvania, cùng các đồng nghiệp, cho rằng máy thở nên được ưu tiên cho các nhân viên y tế trên tuyến đầu, những người chăm sóc "cho người ốm và giúp duy tŕ hoạt động của hệ thống".
"Những nhân viên y tế này nên được ưu tiên không phải v́ họ xứng đáng hơn người khác mà là v́ giá trị công việc của họ", Emanuel đại diện cho các đồng nghiệp viết trên Tạp chí Y khoa New England hồi cuối tháng ba.
Những nhân viên tại hai hệ thống bệnh viện lớn của Mỹ cho hay các nhà quản lư của họ c̣n đang tranh căi về việc liệu có nên coi những quan chức cấp cao được dân bầu, như thành viên Quốc hội, là nhân lực thiết yếu hay không.
Một nhân viên giấu tên tại Inova Health cho hay họ từng thảo luận về trường hợp nếu Thống đốc Virginia Ralph Northam cần máy thở trong hoàn cảnh thiếu thiết bị.
"Mọi người có quan điểm rất khác nhau", người này cho hay. "Một số người lập luận rằng nếu Thống đốc không được dùng máy thở và chết, t́nh h́nh sẽ trở nên bất ổn. Số khác lại nói nếu ưu tiên Thống đốc, hậu quả để lại là vô cùng lớn. Nó có thể làm suy yếu ḷng tin của công chúng".
Theo giám đốc lâm sàng Inova Health Steve Motew, các nguyên tắc đạo đức cho phép ưu tiên "một số cá nhân có thể mang đến cơ hội sống cho nhiều người khác hơn nếu họ được cứu sống", bao gồm cả "các lănh đạo chính quyền".
"Đặc biệt trong một đại dịch, đây là một trong những yếu tố quyết định sự sống c̣n của dân số", Motew nhấn mạnh.