Giá xăng, giá thuê pḥng khách sạn và giá vé máy bay giảm mạnh đă kéo lạm phát của Mỹ giảm theo trong tháng 3 vừa qua.
Các cửa hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại Washington.DC, Mỹ ngày 18/3/2020.
Số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/4 cho thấy các biện pháp hạn chế ngằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đă làm xáo trộn nền kinh tế hàng đầu thế giới, khiến khoảng 17 triệu người mất việc làm chỉ sau 3 tuần các doanh nghiệp đóng cửa trên toàn quốc.
Quốc hội Mỹ đă phải can thiệp bằng cách thông qua gói viện trợ trị giá 2,2 ngh́n tỷ USD, cung cấp tiền mặt trực tiếp cho người dân Mỹ, trong khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng công bố hàng ngh́n tỷ USD trong các chương tŕnh cho vay mới để tăng thanh khoản.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đă giảm 0,4% trong tháng 3 vừa qua. Mức sụt giảm này cao hơn một chút so với dự báo của giới chuyên gia, đồng thời đảo ngược t́nh thế so với những số liệu ghi nhận trong tháng trước đó - thời điểm chỉ số này đă tăng 0,1%.
Sự sụt giảm này là điều có thể lường được trước, đặc biệt trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi những hạn chế của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Cụ thể, giá vé máy bay tại Mỹ đă giảm 12,6%, trong khi giá thuê pḥng khách sạn cũng giảm 6,8% và xăng giảm giá 10,5% do các hoạt động kinh tế bị đ́nh trệ và những căng thẳng liên quan giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia.
Chỉ số giá cốt lơi cho tất cả các mặt hàng, trừ thực phẩm và năng lượng, giảm 0,1%. Chỉ số thực phẩm chỉ tăng trưởng khiêm tốn 0,3%, trong đó thực phẩm tại nhà là ngành hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất với 0,5%. Chỉ số giá cả hàng năm đă tăng 1,5% trong tháng 3 vừa qua, tuy nhiên vẫn c̣n thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 2,3% ghi nhận trong tháng trước đó.
Trong một báo cáo mới đây, Oxford Economics nhấn mạnh: "Bên cạnh những gián đoạn lớn trên thị trường kinh tế và tài chính, sự thúc đẩy chống lạm phát là một nguyên nhân chính khiến FED tung ra các gói kích thích chính sách tiền tệ mới".
VietBF © sưu tầm