Mỹ bỏ lỡ thời cơ chống dịch COVID-19 v́ không học kinh nghiệm từ các nước. Vụ này, các chuyên gia y tế đều thừa nhận như vậy. Họ cho rằng Mỹ đă không kịp thời áp dụng bài học từ những quốc gia khác để giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Goyang, Hàn Quốc. Ảnh: AP
Theo hăng tin AP, virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh đường hô hấp cấp COVID-19 đă lây lan khắp nước Mỹ, cướp đi mạng sống của hàng chục ngh́n người.
Tính đến ngày 11/4, Mỹ ghi nhận 503.177 ca nhiễm và 18.761 trường hợp tử vong v́ COVID-19. Nguyên nhân gây tử vong lớn là do thiếu máy thở, khẩu trang và không xét nghiệm diện rộng.
Hàn Quốc và Mỹ đều ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên cùng thời điểm. Tuy nhiên, Hàn Quốc tới ngày 11/4 chỉ có 211 trường hợp tử vong, quá ít so với số liệu ở Mỹ - quốc gia đang là ổ dịch lớn nhất thế giới.
Tất nhiên, Mỹ có diện tích lớn, phức tạp và không đồng nhất như Hàn Quốc, Singapore - hai quốc gia châu Á được đánh giá là kiềm chế dịch bệnh tốt nhờ phản ứng nhanh.
Hai quốc gia này phát hiện và cách ly quyết liệt những người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19. Họ c̣n áp dụng công nghệ để theo dơi những nhóm gặp rủi ro cao. Hàn Quốc và Singapore cũng thi hành quy định cách ly và giăn cách xă hội, khuyến khích người dân cùng tham gia cuộc chiến chống dịch bệnh ngay từ đầu, yêu cầu đeo khẩu trang đại trà.
Từng trải qua những đại dịch như SARS, MERS và H1N1, các quốc gia châu Á có kinh nghiệm hơn Mỹ trong phản ứng nhanh chóng.
Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ chần chừ cho thấy “điểm mù” trong việc học hỏi và làm theo các quốc gia khác. Chuyên gia chính sách y tế Mical Raz tại Đại học Rochester (Mỹ) cho biết: “Nhiều người Mỹ cho rằng những sự kiện xảy ra ở bên ngoài biên giới không liên quan đến ḿnh”.
Ngay cả trong thời kỳ toàn cầu hóa, do không học bài học từ quốc gia khác nên không mấy người Mỹ chuẩn bị cho COVID-19 khi dịch bệnh này bùng phát tại Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác vào tháng 1.
Trong khi đó, các nhà khoa học Đức đă phát triển xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 trong bệnh nhân từ tháng 1 và chuyển giao kinh nghiệm cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cũng nhờ đó, các quốc gia khác đă nhanh chóng tiến hành xét nghiệm, nhưng Mỹ lại không đi theo con đường này.
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đă tự phát triển bộ xét nghiệm riêng. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này đă khiến Mỹ chậm trễ trong xét nghiệm tới cả tháng.
VietBF@ sưu tầm.