Sau khi các nhà khoa học phát hiện ra sinh vật dài nhất thế giới ở ngoài khơi bờ biển phía tây Australia, bởi sinh vật biển sâu khổng lồ vừa được ghi nhận là động vật dài nhất từng được biết đến 1 phân đoạn của nó đă dài 47m, tương đương ṭa nhà 11 tầng.
Sinh vật dài nhất thế giới vừa được phát hiện được gọi là Apolemia siphonophore và thuộc về một nhóm sinh vật liên quan đến loài sứa.
Các nhà khoa học làm việc tại Tàu nghiên cứu của Viện Đại dương Schimdt đă bắt gặp sinh vật này khi họ điều khiển phương tiện lặn từ xa vào môi trường biển sâu.
Nhóm nghiên cứu cho biết sinh vật được phát hiện ngoài khơi tây Australia trong h́nh dạng "kiếm ăn kỳ lạ". Nó được gọi là Apolemia siphonophore và thuộc về một nhóm sinh vật liên quan đến sứa cũng như san hô.
Sinh vật được phát hiện trong tư thế kiếm ăn
Nhưng không giống như sứa, siphonophore được tạo thành từ "hàng ngàn cá thể nhân bản, chuyên biệt" kết hợp với nhau để tạo thành một "sinh vật" duy nhất. Các nhà khoa học đă đo được rằng ṿng ngoài của siphonophore có đường kính 15 mét, gợi ư rằng 1 phân đoạn của nó đă dài 47m, tương đương ṭa nhà 11 tầng.
Họ ước tính sinh vật này có tổng chiều dài hơn 120 mét. Nếu đúng th́ siphonophore có khả năng là sinh vật sống dài nhất từng được ghi nhận.
Một phát ngôn viên của Viện Đại học Schmidt xác nhận với Newsweek rằng: "Toàn bộ chiều dài của sinh vật này dài hơn nhiều. Nhóm nghiên cứu đang ước tính tổng chiều dài của nó là hơn 120 mét".