Ông Trump từng chia sẻ trên Twitter rằng “đó là quyết định của Tổng thống”, nhưng trên thực tế, quyền này nằm trong tay các bang.
Xung đột v́ áp lực kinh tế
Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ đă chia sẻ trên Twitter 2 ḍng trạng thái khác nhau, trong đó, cáo buộc truyền thông đă lan truyền tin tức giả về quyền lực thực sự của Tổng thống.
“Nhằm gây ra những xung đột và hiểu nhầm, Truyền thông Tin tức giả đă nói rằng, các Thống đốc có mới có quyền mở cửa các bang chứ không phải Tổng thống hay Chính phủ liên bang”, đoạn Twitter đầu tiên có nội dung như trên.
Tiếp đó, ông Trump viết: “Đó thực ra là quyết định của Tổng thống v́ rất nhiều lư do khác nhau. Chính v́ thế, Chính phủ Mỹ và tôi đang hợp tác chặt chẽ với các thống đốc và việc hợp tác này sẽ được duy tŕ. Một quyết định do tôi đưa ra cùng sự hợp tác của các thống đốc và các dữ liệu được cung cấp từ các đối tác khác sẽ sớm được đưa ra”.
Ông Trump từng chia sẻ trên Twitter rằng “đó là quyết định của Tổng thống”, nhưng trên thực tế, quyền này nằm trong tay các bang.
Theo giới quan sát, đây là những dấu hiệu mới nhất cho thấy, Tổng thống Mỹ đă mất kiên nhẫn trong việc mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ vốn đă chao đảo v́ Covid-19 khi thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh và tỷ lệ người thất nghiệp tăng chóng mặt.
Trước đó, hồi cuối tháng 3, khi hầu hết các bang tại Mỹ đă dần quen với việc thực thi các yêu cầu giăn cách xă hội, Tổng thống Trump đă bày tỏ hy vọng nước Mỹ có thể mở cửa trở lại vào dịp lễ Phục sinh (ngày 12/4). Tuy nhiên, sau đó ông Trump đă rút lại tuyên bố này.
Không lâu sau, Tổng thống Mỹ lại đề cập đến một mốc thời điểm khác là 1/5, bất chấp việc nhiều chuyên gia y tế cảnh báo điều này là phi thực tế. Đáp lại, trong cuộc họp báo cuối tuần qua, ông Trump khẳng định sẽ thiết lập một hội đồng phụ trách việc mở cửa nước Mỹ để t́m cách khôi phục nền kinh tế nước này.
Ông Stephen Hahn, quan chức Cơ quan Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cho rằng, mốc 1/5 mà Tổng thống Trump đưa ra “chỉ mang tính mục tiêu”: “Dĩ nhiên chúng tôi rất mong có thể đạt được dấu mốc này nhưng tôi cho rằng, c̣n quá sớm để nói điều ǵ”.
Điều này xuất phát từ thực tế, trong những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn tại Mỹ. Tính đến sáng 13/4, đă có hơn 560.000 người mắc và hơn 22.000 người thiệt mạng v́ Covid-19 tại Mỹ. Đại học Johns Hopkins đánh giá đây là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Ranh giới quyền lực mong manh
Dù vậy, các chuyên gia lưu ư, việc ra sắc lệnh yêu cầu người dân Mỹ ở yên trong nhà, đóng cửa các hoạt động sản xuất, kinh doanh không thiết yếu, cấm tụ tập đông người ở nơi công cộng không thuộc thẩm quyền của Chính phủ liên bang mà thuộc thẩm quyền của các thống đốc, thị trưởng của từng địa phương riêng rẽ.
Các chuyên gia luật pháp Mỹ chỉ rơ, theo Tu chính án số 10, thống đốc các bang có quyền ra sắc lệnh cũng như rút lại những sắc lệnh liên quan đến bang của ḿnh.
Ba tuần trước, Thống đốc bang California Gavin Newsom đă ra lệnh đóng cửa mọi hoạt động kinh doanh không thiết yếu và cấm người dân ra khỏi nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết. California là một trong những bang chịu ảnh hưởng sớm nhất của dịch Covid-19. Cho đến thời điểm này đă có 23.000 ca mắc và hơn 600 ca tử vong.
Trong khi đó, tại bang North Dakota, Thống đốc Doug Burgum chỉ ra lệnh đóng cửa trường học, nhà hàng, pḥng tập gym, rạp chiếu phim và các cơ sở làm đẹp. Người dân tại bang này vẫn được đi lại tự do mà không phải chịu lệnh ở yên trong nhà.
“Chính quyền các bang có quyền hạn rất lớn trong việc bảo vệ người dân của ḿnh, chính v́ thế, chính quyền liên bang không có quyền ra sắc lệnh vượt quá những ǵ các bang đă đưa ra”, Giáo sư William Buzbee thuộc Đại học Georgetown phân tích. Chính quyền liên bang chỉ có quyền đưa ra những chỉ dẫn về giăn cách xă hội hay những biện pháp kỹ thuật nhằm “làm chậm đà lây lan” của dịch bệnh Covid-19. Chính quyền liên bang không có quyền ra sắc lệnh “phong tỏa toàn quốc”.
Giáo sư William Nelson Cromwell tại Đại học Princeton nhận định: “Việc đưa ra lệnh phong tỏa toàn quốc không nằm trong thẩm quyền của Tổng thống” dù vị Giáo sư này thừa nhận, Tổng thống có quyền ra một số quy định về hạn chế đi lại trong và ngoài nước, nhưng nếu ông t́m cách áp đặt lệnh này lên từng bang riêng rẽ, nhiều khả năng Tổng thống sẽ phải đối mặt với những t́nh huống pháp lư không mong đợi.
Cùng chung quan điểm này, chuyên gia luật Josh Blackman chia sẻ: “Tôi không hiểu việc “mở cửa các bang” có ư nghĩa ǵ với Tổng thống Mỹ. Tổng thống có quyền đưa ra những chỉ dẫn để các bang làm theo nhưng ông không có quyền ra lệnh cho các thống đốc làm ǵ cả. Tôi thậm chí c̣n không nghĩ rằng, Tổng thống có quyền rút ngân sách của các bang nếu không được sự phê chuẩn của Quốc hội”.
VietBF © sưu tầm