Cháy rừng khiến không khí ở Thủ đô Kiev, Ukraine ô nhiễm nhất thế giới. Có hàng chục đám cháy rừng, trong đó có đám cháy gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, đă khiến không khí ở Thủ đô Kiev của Ukraine trong ngày 17/4 ở mức ô nhiễm nhất thế giới.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine ngày 5/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu của công ty giám sát chất lượng không khí IQAir của Thụy Sĩ, trong số các thành phố lớn trên thế giới, thủ đô Kiev có mức độ ô nhiễm cao nhất. Cháy rừng gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đă tạo thành một lớp khói bụi dày đặc bao phủ thủ đô Kiev và khu vực Kiev. Giới chức Ukraine cho biết rất may lớp khói bụi này không chứa hóa chất và nồng độ phóng xạ vẫn trong giới hạn b́nh thường.
Bộ Y tế Ukraine khuyến cáo lớp khói bụi này có thể gây đau đầu, ho, khó thở, ngứa mắt, và các bệnh dị ứng. Do đó, người dân nên ở trong nhà và đóng cửa sổ.
Ngày 3/4 vừa qua, một đám cháy rừng đă bùng phát ở phần phía Tây của khu vực cấm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vốn đă ngừng hoạt động từ lâu, và lan sang các khu rừng gần đó bất chấp những nỗ lực của lực lượng cứu hỏa. Truyền h́nh địa phương phát đi những h́nh ảnh ngọn lửa đă thiêu hủy nhiều khu nghĩa trang, cánh rừng, khu vực đầm lầy và ít nhất 12 ngôi làng. Ngày 12/4, ngọn lửa đă tiến sát hơn tới nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Một đoạn video được đăng tải trên Internet cho thấy nhiều loài động vật, gia súc bỏ chạy qua những cánh đồng; trực thăng cứu hỏa trút hàng tấn nước xuống khu vực mà lửa đang bao phủ... Các nhà hoạt động môi trường cảnh báo rằng đám cháy gần nơi xảy ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới hồi năm 1986 có nguy cơ bức xạ. Tuy nhiên, nhà chức trách Ukraine khẳng định dù có ghi nhận sự gia tăng đột biến trong ngắn hạn đồng vị phóng xạ Caesium-137 tại khu vực Kiev ở phía Nam của nhà máy, nồng độ phóng xạ vẫn ở trong mức cho phép và không cần triển khai các biện pháp bảo vệ.
Ngày 14/4, lực lượng chức năng Ukraine cho biết cơ bản đă kiểm soát được đám cháy. Cảnh sát đă xác định được một người dân địa phương, 27 tuổi, t́nh nghi cố ư gây ra vụ cháy trên.
Sự cố hồi tháng 4/1986 tại nhà máy điện hạt nhân này, trong đó ḷ phản ứng thứ 4 của nhà máy phát nổ, đă khiến một vùng rộng lớn của châu Âu ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Ukraine, Belarus, Nga, các nước vùng Baltic và một số quốc gia khác. Đây được xem là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới. Sau vụ việc này, người dân không được phép sinh sống trong phạm vi 30 km xung quanh nhà máy điện này. Ba ḷ phản ứng c̣n lại tại Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện cho đến khi nhà máy này chính thức ngừng hoạt động vào năm 2000.
VietBF@ sưu tầm.