04/19/20
Khi các con tôi c̣n nhỏ, mới sang Mỹ và vào học chung trường với các thiếu niên bản xứ, chúng nó phải đi chủng ngừa. Trước khi bạn di cư sang Mỹ, hồ sơ di dân của bạn đă kèm theo một lô một lốc những liều chủng ngừa mà bạn phải hoàn thành đế có thể đến được Hoa Kỳ.
Ông Bill Gates, chủ công ty Microsoft, bị những người chống tiêm chủng tấn công rất dữ dội. AFP.
Tại Texas, nơi thằng con tôi vào middle school, nó lại phải chích ngừa thêm nữa, nhân viên y tế bảo tiểu bang này có nhiều di dân từ phía Nam lên, nên con nít phải được chích ngừa cẩn thận.
Như vậy, Việt Nam, cũng như Mexico giáp Texas, có thể được xem như những “ổ bệnh” ǵ đó mà phải chặn từ xa như thế. Theo tôi, chuyện này cũng đúng thôi, và chúng tôi, những người trở thành công dân Hiệp chủng quốc, tuân thủ toàn tâm toàn ư.
Sau vài năm sống ở Mỹ, tôi mới biết có những người Mỹ không chịu chích thuốc ngừa.
Một trong những người đó lại rất nổi tiếng, ông Robert F. Kennedy, cháu của cố Tổng thống Kennedy nổi tiếng, người bị ám sát vào năm 1963. Ông này từ lâu cổ súy cho chuyện chống chích ngừa, v́ bảo rằng chích ngừa sẽ làm cho trẻ em có nguy cơ bị bệnh… tự kỷ. Trong khi đó người bác quá cố nổi tiếng của ông ta là Tổng thống Hoa Kỳ đă kư ban hành luật chủng ngừa liên bang vào năm 1962.
Chuyện chống chích ngừa tại Mỹ đă thành một phong trào, mà nhất là từ khi có mạng xă hội. Người ta chứng kiến những người chống chủng ngừa này, ồ ạt tấn công ông Bill Gates, sau khi ông phản đối ông Trump cắt tiền dành cho Tổ chức Y tế Thế giới. Những người này không ưa ông Gates lâu rồi v́ ông cổ súy việc chích ngừa. Quỹ Melinda Gates của ông chi rất nhiều tiền cho các chương tŕnh chủng ngừa ở các quốc gia nghèo khó. Một cuộc tấn công rất dữ dội đang nhằm vào ông Gates, đến nổi mà tờ báo có khuynh hướng trung hữu, Wall Street Journal, gọi những người tấn công ông Gates là những kẻ côn đồ mạng (social media mobs).
Tại Mỹ, theo tờ Washington Post có 17 tiểu bang mà ở đó cha mẹ có thể không cho con cái chích ngừa, dựa trên những niềm tin tôn giáo của họ. Kết quả là vào năm 2019 dịch bệnh sởi bùng phát ở Mỹ, nơi đă từng chính thức tuyên bố không c̣n bệnh sởi nữa, với hơn 700 người bệnh. Những người Mỹ này đi ra nước ngoài, những nước chưa xóa bệnh sởi, và bị lây bệnh v́ họ không chích thuốc ngừa.
Những chiến dịch chống chủng ngừa nhắm vào cộng đồng người Do Thái chính thống (thường mang tính bảo thủ) ở New York mang lại kết quả là có 466 người của cộng đồng này mắc bệnh sởi trong năm 2019.
Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát v́ trẻ em không được chích ngừa, hai tiểu bang California và Washington đă ra những điều luật gây áp lực khó khăn lên những bậc cha mẹ nào không cho con cái ḿnh tiêm chủng. Đại gia đ́nh Kennedy ra thông cáo phản đối ông Robert F. Kennedy vào năm 2019, rằng: Anh ta đă góp phần phổ biến những thông tin sai lạc về việc chủng ngừa, làm cho dân chúng mất niềm tin vào những cơ sở khoa học đằng sau thuốc chủng ngừa.
Vào tháng Tư, 2019, ông Peter Marks, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đánh giá sinh học của Cơ quan thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) nói rằng người Mỹ phải đi tiêm chủng v́ có vô số bằng chứng khoa học cho thấy chủng ngừa là biện pháp tốt nhất, an toàn nhất để pḥng chống bệnh tật của cá nhân, cũng như giữ ǵn sức khỏe cho cộng đồng.
Dĩ nhiên để thuyết phục những người chống chích ngừa ở Mỹ là không hề dễ dàng v́ đất nước này rất đề cao tự do cá nhân, nhất là những thành phần bảo thủ, chủ trương không có sự can thiệp của nhà nước vào quyết định của cá nhân, cứ để cho thị trường tự do quyết định hết mọi thứ.
Chúng ta đă thấy chuyện bảo hiểm sức khỏe ở Mỹ, cho tới hiện nay th́ ai muốn bảo hiểm th́ cứ đóng tiền, không có bảo hiểm cũng không sao, bị bệnh hiểm nghèo không trị được v́ tốn tiền quá cũng không sao, v́ đó là cá nhân họ thôi nếu họ có qua đời.
Ng Ḥa