Các bác sĩ vẫn đang t́m hiểu Covid-19 ảnh hưởng đến cơ thể người thế nào và căn bệnh có để lại di chứng lâu dài hay không với nhiều triệu chứng khác nhau.
Bác sĩ hô hấp David Darley ở Bệnh viện St Vincent, Sydney, Australia nói rằng có điều ǵ đó bất thường xảy ra với một nhóm nhỏ bệnh nhân Covid-19 vào ngày thứ bảy tính từ khi họ có triệu chứng bệnh.
“Họ vẫn ổn định cho đến cuối tuần đầu tiên”, ông Darley nói với Guardian. “Sau đó, đột nhiên xuất hiện phản ứng viêm. Các protein liên quan đến t́nh trạng viêm bắt đầu lưu thông trong cơ thể ở mức cao”.
Ảnh kính hiển vi điện tử từ ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Mỹ. Các hạt h́nh cầu màu xanh lam là virus corona. Ảnh: AP.
Phổi của những bệnh nhân này bắt đầu hoạt động khó khăn. Huyết áp họ hạ thấp. Các cơ quan khác như thận có thể bắt đầu ngừng hoạt động. Những cục máu đông h́nh thành khắp cơ thể. Năo và ruột họ cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số bệnh nhân thay đổi tính cách. Điều này cho thấy họ bị tổn thương năo.
“Tôi nghĩ các bệnh nhân trải qua những giai đoạn bệnh rất cụ thể và v́ một lư do nào đó, không phải ai cũng trải qua tất cả giai đoạn này”, ông Darley nói. “Một số người phải trải qua giai đoạn nghiêm trọng nhất và cần trợ thở. Những bệnh nhân này thường là người già, nam giới và có các bệnh nền khác như tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch”.
Nhưng không có cách nào biết bệnh nhân nào sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng nhất. Các bác sĩ lâm sàng như ông Darley hy vọng rằng dấu ấn sinh học của bệnh, một điểm khác biệt trong máu, dịch cơ thể hoặc mô, của từng giai đoạn bệnh sẽ được t́m ra.
“Nó sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng dự đoán bệnh nhân đang ở giai đoạn nào có chuyển sang giai đoạn tiếp theo của bệnh hay không”, ông Darley nói. “Điều này giúp chúng tôi dự đoán ai cần được theo dơi chặt chẽ hơn và chúng tôi có thể chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị nếu t́nh trạng của họ xấu đi. Và chúng tôi sẽ tự tin hơn khi cho bệnh nhân xuất viện nếu dấu ấn sinh học cho thấy họ không có nguy cơ trở nặng”.
Chứng đông máu "bất thường"
Ông Darley là một trong những chuyên gia làm việc trong nghiên cứu dài hạn về những bệnh nhân nhập viện nhiễm Covid-19 của bệnh viện St Vincent. Bệnh nhân sẽ được theo dơi trong một năm sau khi xuất viện, xét nghiệm định kỳ để xem liệu có bất kỳ ảnh hưởng hoặc thay đổi lâu dài nào trong máu và hệ thống miễn dịch. Họ cũng sẽ được đánh giá phổi, ruột và năo liên tục để t́m các thay đổi về chức năng. Không ai biết liệu virus Covid-19 có gây ra tác hại lâu dài hay không.
“Tôi không nghĩ rằng người ta đă t́m hiểu được tổn thương phổi và mạch máu do virus lây nhiễm vào hai nơi này hay hệ thống miễn dịch cơ thể mất kiểm soát và gây ra tổn thương”, ông Darley nói với Guardian. “Hoặc đó có thể là sự kết hợp của cả hai”.
“Các cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rơ ràng. Chúng tôi đang quan sát triệu chứng viêm năo trên một số bệnh nhân. Ở những người này, chúng tôi thấy họ dễ lo lắng và có sự thay đổi hành vi hoặc tính cách. Điều này rất thú vị”, ông Darley cho biết. “Cũng có một số trường hợp bệnh nhân, ngay cả bệnh nhân trẻ tuổi, ở nơi khác bị đột quỵ. Không rơ liệu virus có lây nhiễm vào các tế bào liên kết của các mạch máu trong năo hay máu bệnh nhân dễ bị đông do viêm dẫn đến đột quỵ”.
Một bác sĩ khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) nổi danh của Italy, ông Luciano Gattinoni, cho biết chứng đông máu như thế này trong các bệnh hô hấp là “cực kỳ bất thường”.
Trong 40 năm làm việc ở ICU, vị bác sĩ 75 tuổi này chưa bao giờ thấy hiện tượng xảy ra với phổi của một số bệnh nhân Covid-19. Các bệnh nhân hấp thụ oxy kém nhưng phổi họ ít tổn thương. Đây là biểu hiện của ở bệnh nhân say độ cao hơn là nhiễm virus, ông Gattignoni nói. Kết quả là những bệnh nhân bệnh nặng có thể không cảm thấy họ thật sự khó thở ngay cả khi họ bị thiếu oxy nghiêm trọng.
Ảnh kính hiển vi điện tử của một tế bào bị nhiễm virus corona nặng. Ảnh: Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ.
"Sao có thể như thế được?", ông Gattinoni nói với Guardian. “Hấp thụ oxy kém và phổi không có vấn đề cho tôi biết điều này phải có liên quan đến các mạch máu. Nhưng mạch máu ở khắp mọi nơi như năo, thận. V́ vậy, ở một số bệnh nhân, nhiều cơ quan bị ảnh hưởng”.
“Vấn đề là máy thở thay thế cho cơ quan hô hấp. Nếu bệnh nhân khó thở nhưng phổi của họ vẫn ổn, việc thông khí này không giúp ích được ǵ nhiều và c̣n có thể gây hại”, ông Gattinoni cho biết.
Ông cũng nói chỉ có một số ít bệnh nhân nghiêm trọng đến nỗi cần thở máy và nhiều người dùng máy thở đă chết do mức oxy trong máu thấp mặc dù họ đă được hỗ trợ.
Phải kiên nhẫn chờ phương pháp điều trị
Ông Gattinoni cho biết các bác sĩ chỉ nên sử dụng máy thở khi cần thiết và đúng thời điểm. Việc này có thể cải thiện tỷ lệ sống sót, ông nghĩ. Dùng máy thở sai thời điểm là lư do một số ICU điều trị cho bệnh nhân Covid-19 có tỷ lệ tử vong cao hơn những nơi khác, ông Gattinoni nói.
“Thời gian với căn bệnh này là hết sức quan trọng”, ông Gattinoni cho biết. “Không thể cho thở máy quá sớm hoặc quá muộn”. Trong khi đó, bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đột quỵ.
Ảnh chụp cắt lớp phổi của bệnh nhân Covid-19 cũng rất đặc biệt. Họ có các chỗ “tổn thương kính mờ” ở phổi, ông Darley nói. “Đây là biểu hiện điển h́nh ở Covid-19”.
Ông Darley cũng nghi ngờ đàn ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn phụ nữ v́ virus được kích hoạt bởi một loại enzyme được kiểm soát bởi androgen, hay nội tiết tố nam. Nhưng cần nghiên cứu nhiều hơn để kiểm tra giả thuyết này, ông Darley cho biết.
“V́ chưa có phương pháp điều trị virus Covid-19, chúng ta chỉ có thể chăm sóc giảm nhẹ cho những bệnh nhân nguy kịch”, ông Darley nói. “Nếu hết dịch truyền, chúng ta có thể thay thế. Nếu họ cần thông khí, chúng ta có thể cho dùng máy thở. Nhưng phải dùng các thử nghiệm lâm sàng để t́m phương pháp điều trị căn bệnh này”.
Y tá cho bệnh nhân dùng máy thở tại một bệnh viện ở New York. Ảnh: Getty.
“Bệnh viện chúng tôi cam kết làm việc với triết lư khoa học cao nhất. Bệnh nhân đang rất cần phương pháp điều trị nhưng chúng tôi không muốn thử các phương pháp điều trị chưa được thử nghiệm lâm sàng”, ông Darley nói thêm. “Nếu chúng ta không thể chứng minh một phương pháp điều trị tốt hơn giả dược hoặc các phương pháp điều trị khác, chúng ta có thể gây thêm hỗn loạn cho cộng đồng khoa học. Trách nhiệm của chúng ta là t́m ra phương pháp điều trị hiệu quả”.
Ông Gattinoni đồng ư với điều này. Ông nói rằng trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đă cố gắng t́m ra thuốc điều chỉnh phản ứng viêm. Những loại thuốc này đă trở nên phổ biến trong cuộc đua t́m kiếm phương pháp điều trị Covid-19.
“Tuy nhiên, hàng ngh́n thí nghiệm ngăn phản ứng viêm chỉ thu được kết quả kém trong nhiều năm”, ông Gattinoni cho biết. “Chúng ta phải kiên nhẫn”.
VietBF@sưu tập