Quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng v́ vấn đề Đài Loan. Bấy lâu nay lănh thổ Đài Loan vốn rất nhạy cảm với quan hệ Mỹ-Trung. Thời gian gần đây nó vẫn tiếp tục là điểm nóng căng thẳng giữa hai nước trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng.
Theo nhận định của giới chuyên gia, Mỹ gần đây liên tục đưa ra thông điệp mạnh mẽ rằng Washington luôn cảnh giác trước khả năng Trung Quốc (TQ) lợi dụng đại dịch COVID-19 để thu hồi lănh thổ Đài Loan, theo tờ South China Morning Post.
Lập trường Mỹ-Trung về Đài Loan
Theo hăng tin AFP, TQ lâu nay xem lănh thổ Đài Loan là một phần của nước này và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để thu hồi. Bắc Kinh nhiều năm qua cũng tăng cường gây áp lực về kinh tế, quân sự và ngoại giao kể từ khi lănh đạo Thái Anh Văn lên nắm quyền Đài Loan hồi năm 2016. Bà Thái từ lúc tranh cử đă thể hiện rơ lập trường cứng rắn với TQ.
Hai tuần sau khi bà Thái tái đắc cử hồi tháng 1, TQ đưa tàu sân bay Sơn Đông đi qua eo biển Đài Loan. Hiện TQ đă thuyết phục được bảy quốc gia ở Thái B́nh Dương và Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Trong khi đó, Mỹ dù không duy tŕ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan kể từ năm 1979 nhưng lại là nước cung cấp vũ khí chính cho lănh thổ này. Trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rơ về vấn đề này: “Chúng tôi không ủng hộ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn duy tŕ mối quan hệ không chính thức vững chắc với vùng lănh thổ này”.
Binh sĩ Đài Loan khử trùng COVID-19 tàu tiếp vận Panshi ở Cao Hùng, phía nam Đài Loan. Ảnh: EPA
Động thái của Mỹ
Hồi tháng 3, Mỹ triển khai tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan như một cách để cảnh báo TQ trước thực tế TQ có các động thái gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Cụ thể, Mỹ điều khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell đi qua eo biển Đài Loan ngày 25-3. Bộ Quốc pḥng TQ sau đó gọi đây là hành động “do thám và gây hấn”.
Đến ngày 26-3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă kư duyệt thông qua luật Sáng kiến bảo vệ và tăng cường quốc tế đồng minh Đài Loan năm 2019, nhằm hỗ trợ sự hiện diện của Đài Loan trên trường quốc tế. Đạo luật cho phép Bộ Ngoại giao Mỹ xem xét “giảm cam kết kinh tế, an ninh, ngoại giao” với những quốc gia đe dọa Đài Loan.
Phản ứng lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Cảnh Sảng lên án động thái này là trái với luật pháp quốc tế và là sự “can thiệp thô bạo” vào vấn đề nội bộ của TQ và dọa sẽ có biện pháp đáp trả. Dĩ nhiên, phía Đài Loan lại lên tiếng hoan nghênh đạo luật của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang lo ngại Đài Loan xem đại dịch COVID-19 là thời cơ để giành độc lập khỏi TQ. Vừa qua, không quân TQ đă tiến hành một số cuộc tập trận gần Đài Loan, buộc lănh thổ này phải điều chiến đấu cơ để giám sát máy bay TQ. Đài Loan cũng đă tiến hành tập trận quy mô lớn ngay sau đó nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng chiến đấu và phản ứng trước cuộc xâm lược toàn diện.
TS Swee Lean Collin Koh - chuyên gia quốc pḥng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) nhận định việc Bắc Kinh tăng cường tập trận là nhằm dằn mặt Đài Loan, ngăn chặn nguy cơ lănh thổ này xem đại dịch COVID-19 là cơ hội để độc lập khỏi TQ, cũng như chống lại việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan.
Qua việc vận động để Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế, Mỹ muốn phá quy luật bất thành văn là mỗi động thái của Đài Loan phải cần sự chấp thuận của TQ.
Ông LAI I-CHUNG, Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách
Prospect Foundation (Đài Loan)
Đài Loan đang được Mỹ nâng tầm
Đến tháng 5, Mỹ bắt đầu chiến dịch vận động trên nhiều trang mạng xă hội, nhất là Twitter cho Đài Loan được gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác. Theo báo South China Morning Post (SCMP), Mỹ đang quảng bá cho mô h́nh chống dịch COVID-19 của Đài Loan để thế giới biết rằng lănh thổ này không chỉ khống chế dịch bệnh với số ca nhiễm dưới 500 người dù nằm cạnh TQ mà c̣n có thể viện trợ hàng triệu khẩu trang cho nước khác.
“Lập trường của Mỹ là thế giới cần Đài Loan trong cuộc chiến chống COVID-19 và với những ǵ đă thể hiện, Đài Bắc nên có một ghế quan sát viên trong Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) cũng như các tổ chức khác” - SCMP nhận xét về ư định của Mỹ.
Phản ứng lại, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (TQ) đă có bài xă luận cảnh báo Đài Loan “không có bữa trưa nào miễn phí”. Tờ báo này sau đó c̣n dẫn nguồn tin riêng khẳng định để đổi lấy sự hỗ trợ này, Đài Loan đă phải bỏ ra một số tiền lớn cho Mỹ.
Theo đó, Đài Loan đă trả số tiền trên dưới h́nh thức “quyên góp” cho các chuyên gia và học giả được các nghị sĩ Mỹ giới thiệu thông qua viện nghiên cứu giáo dục ở Đài Loan. Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Stephen Bannon và ông Hsiao Bi-khim - từng là nhà lập pháp Đài Loan - được hai bên chỉ định đứng ra tổ chức liên lạc, phối hợp trao và nhận quyên góp. Hiện chưa rơ tính xác thực của thông tin mà Thời Báo Hoàn Cầu đưa ra nhưng việc làm này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới mục đích và động cơ của Mỹ khi giúp đỡ Đài Loan.
Giờ chưa phải lúc tấn công Đài Loan
Đây là nhận định hôm 4-5 của ông Qiao Liang - Thiếu tướng không quân TQ về hưu và hiện đang giảng dạy tại ĐH Quốc pḥng Bắc Kinh. Theo ông Liang, “mục tiêu cuối cùng của TQ không phải là thống nhất Đài Loan, mà là đạt được phục hưng quốc gia, để toàn bộ 1,4 tỉ người có cuộc sống tốt đẹp”.
“Giấc mơ đó có thể đạt được bằng cách thu hồi Đài Loan hay không? Dĩ nhiên là không. V́ vậy chúng ta không nên ưu tiên việc đó. Nếu đại lục muốn thống nhất Đài Loan bằng vũ lực th́ cần phải huy động tất cả nguồn lực và sức mạnh để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ rất đắt” - tờ South China Morning Post dẫn nhận định của ông Liang.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng phân tích dù đại dịch COVID-19 có thể tạo ra lợi thế chiến thuật cho TQ khi tác động mạnh tới Mỹ, lợi thế đó lại không đủ sức gây đột phá lớn. Do đó, Bắc Kinh vẫn khó tận dụng được cơ hội lần này trừ khi nước này chắc chắn “Mỹ sẽ sụp đổ v́ COVID-19”.
VietBF@ sưu tầm.