Việc các nước đang rời bỏ khỏi Trung Quốc đă được giải mă. Chính phủ, doanh nghiệp nhiều quốc gia đang mất niềm tin vào Trung Quốc v́ nhiều lư do khác nhau.
Tạp chí Forbes tháng trước có bài viết cho thấy các doanh nghiệp (DN) Mỹ đang rời bỏ Trung Quốc (TQ) v́ thương chiến Mỹ-Trung. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 càng thúc đẩy các DN rời bỏ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Số liệu thống kê của tờ The Nikkei chỉ ra ít nhất 50 công ty và tập đoàn Mỹ đă quyết định hoặc lên kế hoạch di dời toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất khỏi TQ trong năm 2019 do không thể chịu nổi các đợt thuế quan của TQ.
Theo TS Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), ĐH KHXH&NV TP.HCM: Không chỉ Mỹ mà c̣n ở nhiều nước khác, cả DN lẫn chính phủ đều có xu hướng mất niềm tin rằng TQ phát triển ḥa b́nh và trách nhiệm.
hai động lực để doanh nghiệp rời bỏ Trung Quốc
. Phóng viên: Theo quan sát của ông, xu hướng rời bỏ TQ của các DN nước ngoài hiện nay diễn ra như thế nào?
+ TS Nguyễn Thành Trung: Việc các công ty đa quốc gia rời TQ không c̣n là dự đoán nữa mà đă trở thành hiện thực. Google và Microsoft đă tiên phong thúc đẩy quá tŕnh di dời các nhà máy của họ sang các khu vực khác của châu Á. Tập đoàn Samsung (Hàn quốc) đă đóng cửa nhà máy sản xuất cuối cùng của họ tại TQ vào tháng 9-2019 khi thị phần điện thoại di động thông minh của họ tại TQ sụt giảm trong nhiều năm và hiện chỉ c̣n dưới 1%. Trước đó, vào năm 2013, Samsung chiếm 20% thị phần tại TQ. Tôi nghĩ xu hướng rời TQ chưa ngừng lại.
. Lư do đằng sau việc rút lui khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là ǵ?
+ Một trong những lư do chính là thành công của các hăng điện tử sản xuất điện thoại di động nội địa của TQ như Xiaomi, Oppo, Huawei trong việc nắm bắt tâm lư khách hàng và cung cấp hệ sinh thái tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, việc các nhà sản xuất TQ trưởng thành và có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia hiện nay vẫn chỉ giới hạn trong một số lănh vực nhất định.
Chính cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài đă khiến nhiều công ty đầu tư lâu dài ở TQ phải suy nghĩ kế hoạch để tránh bị áp thuế quá cao khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Chi phí nhân công tại TQ cũng ngày càng tăng cao. Quá tŕnh rời khỏi TQ đă diễn ra từng bước do nước này vẫn c̣n quá nhiều lợi thế so với các địa điểm thay thế cho đến khi gặp cú hích đại dịch COVID-19.
Chính đại dịch COVID-19 cho thấy TQ có thể bị tắc nghẽn bất kỳ lúc nào đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi quốc gia này phong tỏa để chống dịch. Ví dụ, ngành ô tô Nhật Bản chịu thiệt hại nặng v́ phụ thuộc TQ. Việc đa dạng hóa nguồn cung sản xuất khỏi lệ thuộc quá nhiều vào TQ trở nên cấp bách. Số liệu hiện nay cho thấy khoảng 40% sản phẩm trên toàn cầu được sản xuất tại TQ.
. Liệu có nguyên nhân chính trị nào thúc đẩy các DN rời khỏi TQ?
+ Có chứ. Cũng chính từ việc các DN nước ngoài quá lệ thuộc TQ đă khiến họ cảm thấy bản thân họ, rộng ra là đất nước họ trở thành “con tin” của TQ trong các t́nh huống nguy cấp. Trong thảm họa COVID-19, các nước như Úc, Pháp, Mỹ, Canada phải tranh nhau nhập khẩu trang thiết bị y tế của TQ, thậm chí với giá cao hơn nhiều lần so với b́nh thường nhưng vẫn thiếu hụt. Vậy nên việc di dời không chỉ xuất phát từ các công ty muốn đa dạng hóa đầu tư, tránh việc “bỏ hết trứng vào một rổ”, mà c̣n xuất phát từ các chính sách kích thích của chính phủ các nước.
. Chính phủ các nước thúc đẩy DN họ rời khỏi TQ thế nào?
+ Tháng 4-2020, chính phủ Nhật thông báo gói 2,2 tỉ USD để khuyến khích các nhà sản xuất Nhật Bản di dời dây chuyền sản xuất khỏi TQ, trở về nước hoặc chuyển sang Đông Nam Á. Trong khi đó, Mỹ cũng đang đẩy mạnh hàng loạt nỗ lực nhằm rút toàn bộ chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất của nước này khỏi TQ trong bối cảnh Washington t́m cách trừng phạt Bắc Kinh với cáo buộc không minh bạch thông tin trong xử lư đại dịch COVID-19.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kevin Krach, kế hoạch này đă được Mỹ chuẩn bị nhiều năm qua và liên tục được đẩy mạnh dưới tác động của các sự kiện như thương chiến Mỹ-Trung hay đại dịch COVID-19 hiện nay. Tương tự, ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ, cũng đă tiết lộ rằng Mỹ sẽ có chính sách hỗ trợ chi phí di dời cho các công ty Mỹ. Tương tự, Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Phil Hogan mới đây cũng phát biểu rằng khối này sẽ nỗ lực “giảm t́nh trạng phụ thuộc thương mại - vốn đang khiến chúng ta suy yếu” sau khi COVID-19 đi qua, dù không đề cập trực tiếp đến TQ.
Như vậy, xu hướng rời bỏ TQ xuất phát từ hai động lực: (i) Các DN muốn giảm chi phí hay đa dạng hóa nguồn đầu tư; (ii) các chính phủ nước ngoài muốn thông qua các chính sách vĩ mô nhằm tránh lệ thuộc vào TQ.
Từ đại dịch COVID-19, các nước phát hiện đầu tư vào Trung Quốc giống như “bỏ hết trứng vào một rổ”, khiến họ gặp rủi ro v́ lệ thuộc. Thế nên họ chuyển hướng đa dạng hóa đầu tư sang các nước khác. Minh họa: SCMP/BRIAN WANG
Chính phủ các nước mất niềm tin với Bắc Kinh
. Một trong những điểm nhấn trong việc kêu gọi đầu tư từ TQ là tuyên bố “trỗi dậy ḥa b́nh” và “TQ là quốc gia có trách nhiệm”. Các nước có tin điều này?
+ Thế giới phương Tây từng chia hai phe có quan điểm đối lập nhau về sự trỗi dậy của TQ: Một phe tin tưởng TQ trỗi dậy ḥa b́nh và phe c̣n lại cho rằng TQ càng mạnh th́ thế giới càng bị bất ổn. Phe cho rằng TQ sẽ trỗi dậy ḥa b́nh tin tưởng các thiết chế đa phương quốc tế cũng như ngoại giao gắn chặt với TQ sẽ giúp kiềm chế quốc gia này. Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhiệm kỳ 1993-2001 từng tin tưởng TQ sẽ cư xử có trách nhiệm, đồng thời ủng hộ TQ tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 1997 và góp phần biến nước này trở thành công xưởng của thế giới.
Tuy nhiên, tham vọng của TQ đă bộc lộ sau khi nước này trở thành một cường quốc có thể thách thức vai tṛ siêu cường của Mỹ. Sau đại dịch COVID-19, các quốc gia phát triển vốn từng hy vọng TQ có thể tuân theo luật lệ, thiết chế quốc tế đă vỡ mộng. Bởi lẽ họ chứng kiến các hành vi mang tính gian dối, ngang ngược, bất chấp luật pháp cũng như sự ngạo mạn từ các nhà ngoại giao và hoạch định chính sách TQ. Điều này không chỉ thể hiện trong chính sách chống dịch của TQ, mà c̣n cả hành xử của nước này tại các điểm nóng như Biển Đông.
. Việc vỡ mộng này khiến chính phủ các nước thay đổi cách ứng xử với TQ?
+ Đúng là vậy. Các nước từng tin tưởng TQ “trỗi dậy ḥa b́nh” nay đă nghĩ khác, từ đó hành xử cũng sẽ khác đi. Họ phản ứng mạnh mẽ với TQ hơn trên chính trường quốc tế, đặc biệt là từ các quốc gia tầm trung. Trước đây, họ muốn giữ ḥa hiếu ngoại giao với TQ để không làm mất ḷng đối tác thương mại lớn này nhưng gần đây họ đă quyết liệt thể hiện chính kiến của ḿnh và không lo sợ TQ đe dọa.