Nước Mỹ đă sẵn sàng mở cửa trở lại nền kinh tế? Vấn đề nối lại hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang là chủ đề nóng nhất tại Mỹ, trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong do dịch COVID-19 vẫn tiếp tục tăng?
Tổng thống Donald Trump đă kêu gọi chính quyền địa phương cũng như các tiểu bang mở cửa trở lại nền kinh tế trong nỗ lực ngăn chặn những thiệt hại có thể gây ra t́nh trạng sụt giảm kinh tế tồi tệ nhất trong ṿng 90 năm qua.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Washington D.C., Mỹ ngày 11/4/2020 khi lệnh hạn chế đi lại được ban bố do dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Ảnh: THX/TTXVN
Không ít nhà lănh đạo Mỹ cũng như một bộ phận người dân Mỹ tin rằng cường quốc số một thế giới đă vượt qua được dịch COVID-19 và đă đến lúc cần mở cửa đất nước nhằm vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy thoái, khi mà mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị của quốc gia này đang bị tác động nặng nề do sự bùng phát của đại dịch. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đă đáp ứng được những điều kiện mà các chuyên gia y tế đưa ra để có thể sẵn sàng bước vào giai đoạn tiếp sau cuộc chiến chống "kẻ thù vô h́nh".
Tính đến sáng 13/5, Mỹ đă ghi nhận trên 1,4 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có trên 22.500 ca mới trong ṿng 24 giờ, và thêm gần 2.000 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên trên 82.340 người.
Hiện dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục lây lan tại các bang trên nước Mỹ, chính v́ vậy, nếu mở cửa trở lại nền kinh tế, quốc gia này sẽ phải đối mặt với một nguy cơ thực sự, đó sẽ là sự gia tăng trở lại các ca nhiễm bệnh mới cũng như các ca tử vong bởi đa số người dân vẫn không có khả năng miễn dịch.
Ở cấp quốc gia, đường cong dịch có xu hướng tích cực trong những tuần vừa qua. Theo báo cáo hằng ngày, kể từ tháng 3, số lượng các ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 dao động trong khoảng 20.000 - 30.000, song con số trên đă giảm dần kể từ cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Tuy nhiên, xu hướng giảm trên toàn quốc không phản ánh xu hướng của các bang khác nhau.
Hiện xu hướng dịch COVID-19 tại thành phố New York, nơi được coi là tâm dịch của Mỹ, đang giảm dần và điều này có thể khiến tổng số ca nhiễm mới và tử vong trên toàn nước Mỹ cũng giảm. Đó là cơ sở để Thống đốc bang New York Andrew Cuomo tuyên bố cho phép 3 khu vực nông thôn phía Bắc của bang mở cửa hoạt động lại vào cuối tuần này. Thế nhưng, t́nh h́nh dịch tại một số bang khác của Mỹ lại đang trở nên tồi tệ hơn, hoặc ít nhất là không có chuyển biến.
Số liệu trên thực tế cho thấy số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 được ghi nhận hằng ngày tại 3 tiểu bang, bao gồm Connecticut, New Jersey và New York đă giảm trong vài tuần qua, nhưng lại chỉ giảm trong vài ngày gần đây ở các bang c̣n lại của Mỹ. Hiện c̣n quá sớm để đưa ra bất kỳ quyết định nào khi các chuyên gia thường khuyến nghị rằng chỉ nới lỏng các biện pháp giăn cách xă hội khi số lượng các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 giảm liên tục trong hai tuần.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng cần phải thúc đẩy mạnh mẽ việc xét nghiệm nhiều hơn cùng với các biện pháp truy t́m người tiếp xúc với các bệnh nhân mắc COVID-19 trên toàn nước Mỹ trước khi chấm dứt thực hiện các biện pháp giăn cách xă hội. Nếu không, dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát hơn nữa và có thể khiến hàng trăm ngh́n người dân Mỹ thiệt mạng.
Cho tới nay, hầu hết các bang vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí theo hướng dẫn của Nhà Trắng cũng như đề xuất của giới chuyên gia y tế để có thể mở cửa trở lại nền kinh tế. Theo đó, có hai tiêu chí quan trọng cần phải đáp ứng, đó là số ca nhiễm mới phải giảm liên tục ít nhất trong ṿng 14 ngày và phải có đủ xét nghiệm để chẩn đoán người nhiễm và những người đă tiếp xúc với người bệnh.
Dựa trên các số liệu thống kê của tờ The New York Times, tính đến ngày 11/5, chỉ có 14 tiểu bang có các ca nhiễm mới hằng ngày giảm ít nhất trong 2 tuần. 27 tiểu bang có số lượng các ca nhiễm không đổi trong khi 9 tiểu bang số lượng các ca nhiễm hằng ngày vẫn thực sự tăng lên. Có thể nghĩ rằng số ca nhiễm bệnh tăng lên là do thực hiện nhiều xét nghiệm hơn, tuy nhiên lại có những bằng chứng cho thấy một số bang vẫn không có đủ bộ xét nghiệm để mở cửa trở lại an toàn.
Tăng cường xét nghiệm, cùng với việc truy t́m người tiếp xúc với người bệnh, là những yếu tố quan trọng giúp theo dơi được quy mô của ổ dịch, cách ly người bị nhiễm bệnh cũng như những người tiếp xúc và triển khai các nỗ lực trong toàn cộng đồng khi cần thiết. Đó là cách mà các quốc gia khác trên thế giới đă thực hiện để kiểm soát thành công đại dịch và bắt đầu mở cửa đất nước trong vài tuần qua.
Theo Giáo sư sinh học Natalie Dean của Đại học Florida, điểm mấu chốt chung của việc giăn cách xă hội là giúp có thời gian xây dựng năng lực thực hiện các h́nh thức can thiệp sức khỏe cộng đồng đem lại hiệu quả. Nếu không sử dụng thời gian này để tăng quy mô xét nghiệm lên mức cần phải đạt được, th́ sẽ không thể có một chiến lược để giải quyết được dịch bệnh.
Không có tiêu chuẩn nào về quy mô xét nghiệm, tuy nhiên các chuyên gia nh́n chung đều có chung quan điểm rằng Mỹ cần phải tiến hành xét nghiệm nhiều hơn nữa. Một số chuyên gia cho rằng cần tiến hành ít nhất 500.000 xét nghiệm mỗi ngày, trong khi một số khác th́ cho rằng cần hàng chục triệu xét nghiệm mỗi ngày.
Xét trên quy mô toàn quốc, Mỹ hiện không đạt được mức đề xuất tối thiểu. Theo số liệu từ COVID Tracking Covid (dự án theo dơi COVID), trung b́nh Mỹ thực hiện 276.000 xét nghiệm mỗi ngày trong tuần tính tới ngày 3/5, tăng từ mức trung b́nh là 150.000/ngày trong nửa đầu tháng 4, chỉ nhỉnh hơn một nửa mức tối thiểu mà các chuyên gia khuyến cáo. Ở cấp tiểu bang, theo tờ The New York Times, chỉ có hai tiểu bang là Rhode Island và North Dakota đáp ứng tiêu chuẩn này tính tới ngày 7/5.
Với các điều kiện mà các chuyên gia đưa ra, gồm tăng khả năng xét nghiệm hằng ngày trên toàn quốc, tỉ lệ dương tính giảm trong tổng số xét nghiệm, các ca nhiễm mới giảm liên tục trong hai tuần, thúc đẩy việc truy t́m những người tiếp xúc với người bệnh, th́ Mỹ không nên vội vàng mở cửa trở lại nền kinh tế.
Giám đốc Trung tâm Các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia của Mỹ, ông Anthony Fauci ngày 12/5 cũng cảnh báo rằng việc dỡ bỏ các quy định giăn cách xă hội quá nhanh có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm các đợt bùng phát mới của dịch COVID-19.
Hơn thế nữa, trong hầu hết các cuộc thăm ḍ dư luận, đa số người dân Mỹ cũng cho biết họ chưa sẵn sàng quay trở lại cuộc sống như trước đây khi mà dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành tại quốc gia này. Thậm chí, ngay cả khi nếu đất nước mở cửa trở lại, người dân sẽ tiếp tục hạn chế tiếp xúc xă hội và chỉ ra ngoài v́ các hoạt động thiết yếu bởi họ không cảm thấy an toàn. Như vậy, việc mở cửa trở lại sẽ không đem lại nhiều lợi ích kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ liên tục ghi nhận những số liệu không mấy tích cực lại khiến vấn đề mở cửa trở lại hoạt động sản xuất trở thành sức ép. Bộ Tài chính Mỹ ngày 12/5 đă báo cáo khoản thâm hụt ngân sách kỷ lục 738 tỷ USD trong tháng 4/2020, khi chi tiêu chính phủ tăng vọt, c̣n nguồn thu thuế đi xuống v́ các biện pháp hạn chế được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Khoản thâm hụt ngân sách của Mỹ trong 4 tháng đầu năm đă tăng lên 1.480 tỷ USD, vượt xa so với mức thâm hụt 531 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, kết quả một cuộc khảo sát tiến hành đầu tháng 5 cho thấy 81% công ty nhỏ của Mỹ đă dự trù khả năng dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong ṿng từ 12 tới 16 tháng và gần 90% công ty sẽ phải chống chọi với t́nh trạng suy thoái kinh tế. Hoạt động kinh tế đ́nh trệ khiến tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đă tăng tới 14,7% trong tháng 4 vừa qua và có thể lên tới 20% trong tháng 5. Rơ ràng, việc t́m kiếm một lộ tŕnh mở cửa lại hoạt động kinh tế một cách thận trọng và an toàn vẫn là thách thức đối với các bang và các doanh nghiệp Mỹ.
VietBF@ sưu tầm.