Theo báo cáo ngày 12/5, ngân sách Mỹ thâm hụt con số kỷ lục 738 tỷ USD chỉ trong tháng 4, chủ yếu là do những khoản chi của chính phủ và doanh thu bị thu hẹp do bối cảnh đại dịch.
Bộ Tài chính cho biết những con số thâm hụt trong tháng 4 lần đầu phản ánh mức độ chi tiêu khổng lồ của chính phủ để cố gắng "cứu vớt" nền kinh tế khỏi khủng hoảng. Mức thâm hụt kỷ lục trước đó là 235 tỷ USD trong tháng 2/2020.
Hơn 33 triệu lao động Mỹ phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Hiện tại, phần lớn nước Mỹ vẫn đang duy trì tình trạng đóng cửa và nhiều doanh nghiệp cũng tạm ngừng kinh doanh để ngăn chặn sự lây lan của dịch. Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ ghi nhận1.342.594 trường hợp lây nhiễm và80.820 ca tử vong.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ nhìn thấy những con số khủng khiếp như này", một chuyên viên cấp cao tại Ngân khố hoa Kỳ chia sẻ.
Tính đến nay, tình hình thâm hụt tài chính đã tăng 1,48 nghìn tỷ USD so với mức thâm hụt cùng kỳ năm ngoái là 531 tỷ USD.
Để xoa dịu nền kinh tế ngày 27/3, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói giải cứu kinh tế 2,3 nghìn tỷ USD để đối phó với đại dịch và liên tục "bơm" thêm tiền để có thể xoá bỏ các gánh nặng kinh tế cho các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và chính phủ địa phương. Số tiền giải cứu bỏ ra hiện đã lên tới gần 3 nghìn tỷ USD khiến cho Ngân khố Mỹ rơi vào khoản nợ khổng lồ.
Bắt đầu từ tháng 4/2020, các chương trình kích thích kinh tế bắt đầu được đưa vào thực hiện. Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính ước tính, khoảng 600 tỷ USD được sử dụng cho các biệnn pháp cứu trợ dịch, trong khi đó các khoản thu đã giảm 300 tỷ USD do khủng hoảng.
Thông thường vào tháng 4, Bộ Tài chính sẽ đưa ra báo cáo thăng dư vì hạn nộp thuế rơi vào ngày 15/4. Tuy nhiên năm nay, hạn nộp thuế sẽ được dời tới ngày 15/7 do đại dịch. Hơn 33 triệu người dân Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Bộ Tài chính cho biết các khoản thu trong tháng 4 giảm 55% so với cùng kỳ năm trước với tổng cộng 242 tỷ USD, trong khi đó chi phí lại tăng lên 980 tỷ USD.
VietBF @ Sưu tầm