R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,805
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
|
Obamagate là ǵ và tại sao ông Trump liên tục nhắc đến nó?
Trọng Đức •Thứ hai, 18/05/2020 • 1.5k lượt xem
Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục tweet “OBAMAGATE” và gọi đây là vụ “phạm tội nghiêm trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ”. Khi được một phóng viên hỏi cụ thể Obamagate này là tội ǵ, ông Trump trả lời: “Anh biết tội đó là ǵ. Đây là tội rất rơ ràng đối với tất cả mọi người, tất cả những ǵ các anh phải làm là đọc báo, ngoại trừ tờ báo của chính anh”.
Tổng thống Obama gặp Tổng thống tân cử Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 10/11 (Ảnh: Getty Images)
Vậy Obamagate là ǵ? Tại sao các phóng viên lại tỏ ra ngơ ngác không hiểu ông Trump đề cập đến vụ phạm tội nào?
Trước hết Obamagate là thuật ngữ chơi chữ của ông Trump, ông muốn liên tưởng tới vụ bê bối Watergate khiến Tổng thống Richard Nixon phải từ chức.
Watergate là tên của một khách sạn nơi đặt văn pḥng của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Năm 1972, FBI đă phát hiện ra Tổng thống Nixon, cùng với ủy ban vận động bầu cử của ông đă cử 5 gián điệp đột nhập vào Watergate để do thám Đảng Dân chủ và ngăn cản phong trào “Phản chiến tranh Việt Nam”. 5 người này đă bị bắt nhưng dưới áp lực của chính quyền Nixon, vụ này đă bị ỉm đi. Chỉ tới cuối năm năm 1974, một nhân viên FBI có mật danh là Deep Throat đã tiết lộ vụ việc cho hai nhà báo của tờ Washington Post, sự việc mới bị vỡ lở và công khai trên mặt báo. Đối mặt trước nguy cơ bị điều tra và đàn hặc từ Quốc hội, ông Nixon từ chức ngay trong năm đó.
Nay ông Trump nói rằng Tổng thống Obama và cựu Phó tổng Joe Biden – đối thủ chính trị của ông trong cuộc bầu cử tháng 11 tới – đă cài cắm, do thám và phá hoại cả chiến dịch tranh cử lẫn tân chính quyền của ông khi tiếp nhận từ Obama năm 2017.
“Thậm chí trước khi tôi đắc cử – bạn nhớ đến 2 người t́nh nổi tiếng chứ? Strzok và Page. Chính sách bảo hiểm đó. ‘Bà ấy [Hillary] sẽ chiến thắng, nhưng chẳng may mà bà thất bại, th́ chúng ta cũng có chính sách bảo hiểm.’
“Đó nghĩa là nếu tôi thắng, họ sẽ cố gắng loại trừ tôi. Đó là toàn bộ ư nghĩa của nó. Rất đơn giản, đó là chính sách bảo hiểm của họ”, ông Trump giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.
“Điều xảy ra thật là nhục nhă. Đó là cú lừa giả tạo chính trị lớn nhất trong lịch sử của nước ta”, ông Trump nói với phóng viên hôm 15/5.
“Người ta nên bị quăng vào tù v́ những thứ này, và tôi hy vọng sẽ có nhiều người phải trả giá. Đây toàn là Obama, là Biden. Những người này thật đồi bại. Toàn bộ câu chuyện là đồi bại. Và chúng tôi đă bắt được họ. Chúng tôi đă bắt được họ”. ông nói thêm.
Trên Twitter hôm 14/5, ông Trump kêu gọi Thượng nghị sĩ Cộng ḥa Lindsey Graham hăy bắt ông Obama ra điều trần trước Quốc hội:
“Nếu tôi là một Thượng nghị sĩ hoặc một dân biểu, người đầu tiên mà tôi sẽ gọi để khai chứng trong vụ bê bối và tội phạm chính trị lớn nhất, lớn vô cùng, trong lịch sử Hoa Kỳ là cựu Tổng thống Barack Obama. Ông ta biết tất cả! Hăy làm vậy đi, ông Lindsey Graham, hăy làm đi. Đừng làm chàng tốt bụng nữa. Không nói suông nữa!”
Tuy nhiên ông Graham đă từ chối ư kiến này, nói việc bắt một cựu tổng thống ra điều trần trước Quốc hội sẽ tạo ra tiền lệ xấu.
Thuyết âm mưu hay là không?
Từ lâu giới truyền thông coi các cáo buộc của của ông Trump đối với vụ tổng thống da màu rất được ưa chuộng của họ là lố bịch, nói quá, hay cơ bản là thuyết âm mưu xuất phát từ những kẻ giàu trí tưởng tượng. Điều này, theo lưu ư của tờ National Review (một tranh cánh hữu nhưng cũng thường xuyên phê phán Trump) là không c̣n đúng nữa. Nước Mỹ không c̣n có thể ngó lơ những chồng bằng chứng ngày càng lớn về những sai phạm của quan chức chính quyền Obama trong vụ điều tra Trump-Nga thông đồng. Có những sự tương đồng không hề nhỏ giữa hai vụ Watergate và “Obamagate”.
Chính sách bảo hiểm của nhân viên FBI
Ở trên ông Trump nhắc đến 2 nhân viên FBI trực tiếp tham gia vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử, Peter Strzok và Lisa Page, 2 người cũng là t́nh nhân của nhau.
Cuộc điều tra này đă phát hiện ra những tin nhắn trao đổi giữa 2 người này vào tháng 8/2016, khi mà gần 100% giới truyền thông vẫn chắc chắn bà Hillary Clinton sẽ thắng cử. Trong các tin nhắn, 2 người nói về việc họ ghét Trump ra sao và một chính sách bảo hiểm để đảm bảo ông Trump sẽ thất bại.
“Tôi muốn tin vào phương án mà bạn tŕnh bày để được cân nhắc trong văn pḥng Andy – rằng không thể nào ông ta [Trump] lại đắc cử được – nhưng tôi e là chúng ta không thể chấp nhận rủi ro đó”, ông Strzok viết trong một tin nhắn cho cô bồ Page.
“Nó giống như một chính sách bảo hiểm cho một sự kiện hiếm có khả năng xảy ra như bạn chết trước tuổi 40”.
Theo ông Trump, các tin nhắn này từ chính các nhân viên thực hiện cuộc điều tra lên ông và chiến dịch tranh cử của ông đă cho thấy xu hướng chống Trump lộ rơ từ khi ông c̣n chưa đắc cử, và một âm mưu phế truất ông nếu chẳng may ông thắng cử.
Chiến dịch của ông Trump bị nghe lén
Giống như trong vụ Watergate, rất nhiều nhân viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump đă bị quan chức an ninh dưới chướng Obama đặt máy nghe lén, chỉ khác là không có đặc vụ nào tới cài máy nghe lén bị bắt. Trong đó nổi tiếng nhất là cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort, cố vấn tranh cử Carter Page, và Tướng Michael Flynn. Việc nghe lén này đă được Tổng Chưởng lư William Bar xác nhận là có xảy ra, và theo tờ NPR, Giám đốc FBI Christopher Wray đă phải viết thư xin lỗi v́ những sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong vụ do thám chiến dịch của ông Trump.
“FBI tuyệt đối tôn trọng Ṭa án này và hối tiếc sâu sắc v́ các lỗi lầm và thiếu sót và Văn pḥng Tổng Thanh tra đă nêu ra”, ông Wray viết trong đơn gửi Ṭa án FISA. Ông gọi hành động của FBI trong vụ do thám Carter Page, cố vấn chiến dịch tranh cử cho ông Trump là “không thể chấp nhận được và không đại diện cho toàn bộ tổ chức FBI”.
Ṭa FISA là nơi ra trát ủy quyền cho FBI có thể theo dơi các đối tượng mà họ t́nh nghi là làm việc cho chính phủ nước ngoài, điều mà rất nhiều nhân vật trong đội ngũ tranh cử của ông Trump bị cáo buộc phạm phải. Một vết nhơ không thể rửa sạch của FBI là đă dùng một tập hồ sơ giả tạo Steele do một hăng t́nh báo tư nhân có liên quan đến Hillary Clinton và Đảng Dân chủ thuê viết để làm căn cứ xin trát FISA theo dơi chiến dịch của ông Trump.
Hồ sơ Steele đưa ra hàng loạt các cáo buộc đội ngũ của ông Trump đă thông đồng với Moscow để giúp ông Trump đắc cử năm 2016. Hồ sơ này cũng cho biết Nga đă nắm thóp được ông Trump v́ Moscow quay được cảnh ông Trump đă tới Nga và ngủ với gái điếm ở một khách sạn Nga, một việc ông Trump cật lực bác bỏ. Hồ sơ Steele đă bị chứng minh là vô căn cứ, và thanh danh của hăng truyền thông BuzzFeed, nơi duy nhất đăng tải toàn bộ 35 trang hồ sơ chưa qua kiểm chứng này đă nhanh chóng rơi xuống bùn đen. Các hăng tin khác như CNN chỉ đưa tin về tập hồ sơ này cũng bị vạ lây.
“FBI lừa Michael Flynn để tống ông vào tù”
Tướng Flynn là một anh hùng chiến tranh, Cố vấn An ninh Quốc gia đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhiệm kỳ ngắn ngủi kéo dài chưa đầy 2 tháng của vị trung tướng lục quân này nhanh chóng kết thúc trong tủi hổ và thân bại danh liệt, khiến ông mất hàng triệu đô, phải bán cả nhà để theo đuổi kiện cáo.
Tháng 12/2017 ông Flynn bị truy tố tội khai man với FBI về cuộc điện đàm giữa ông và Đại sứ Nga Sergey Kislyak. Ông Flynn đă nhận tội và đồng ư hợp tác với cuộc điều tra của Robert Mueller để đối lấy việc giảm án phạt và giúp con trai của ông Michael G. Flynn tránh bị tù tội.
Tuy nhiên vào tháng Một năm nay, ông quyết định rút lại việc nhận tội sau khi luật sư của ông đưa ra hàng loạt các bằng chứng mới cáo buộc FBI đă cố t́nh lừa ông nói dối. Sau đó Bộ Tư phát (DOJ) cũng rút bỏ các cáo buộc chống lại ông.
Đáng lưu tâm nhất trong số bằng chứng là một bản ghi chép của giám đốc phản gián Bill Priestap trước khi FBI thẩm vấn Flynn:
“Mục tiêu của chúng ta là ǵ? Sự thật, nhận tội hay khiến ông ta [Flynn] nói dối để chúng ta có thể truy tố hay làm ông ta bị sa thải?” ông Priestap viết.
“Nếu chúng ta làm cho ông ta nhận tội vi phạm Đạo luật Logan, đưa bằng chứng cho Bộ Tư pháp và để họ quyết định. Hay nếu ban đầu ông ta nói dối, th́ chúng ta có thể đưa cho ông ta … (đoạn này bị gạch bỏ v́ lư do an ninh) và ông ta thừa nhận nó, ghi chép lại cho DOJ và để cho quyết định phải giải quyết như thế nào”.
Khi xảy ra cuộc gọi điện thoại, Flynn đă nằm trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của chính quyền Trump, tuy nhiên ông vẫn c̣n là một công dân b́nh thường do đó việc ông thảo luận với đại sứ nước ngoài là trái luật Logan. Tuy nhiên, đạo luật này rất hiếm được áp dụng và không chỉ ông Trump các tân chính quyền khác vẫn thường xuyên liên hệ để tạo dựng quan hệ với nước ngoài trước khi tiếp nhận quyền lực.
Các ghi chú của Giám đốc phản gián FBI đă khiến ông Trump nổi giận lôi đ́nh, coi đó là bằng chứng cho thấy các nhân viên dưới trướng Obama đă cố t́nh gài bẫy tướng Flynn.
“Điều xảy ra đối với Tướng Michael Flynn, một anh hùng chiến tranh, không bao giờ nên xảy ra với một công dân nào khác của Mỹ”, ông Trump viết trên Twitter.
“Với tôi mà nói, rất có khả năng Michael Flynn sẽ được xá tội, dựa vào toàn bộ những ǵ mà tôi chứng kiến”, ông nói.
Chính quyền Trump cũng đă nhắc đến viễn cảnh Tướng Flynn quay trở lại làm việc.
“Tôi nghĩ rằng Tướng Michael Flynn là một người Mỹ yêu nước, ông đă phục vụ tổ quốc với tài năng xuất chúng. Về phần ḿnh, tôi sẽ rất vui mừng được làm việc trở lại với ông Flynn”, phó Tổng thống Mike Pence nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 10/5.
Tuy nhiên việc DOJ hủy cáo buộc với Flynn đă nhận phải nhiều chỉ trích lạm quyền. Nổi bất nhất trong số đó là cựu Tổng thống Barack Obama, người đă phá truyền thống của Ṭa Bạch Ốc là tổng thống tiền nhiệm không trực tiếp lên án chỉ trích của tổng thống đương nhiệm, lên án chính quyền Trump phá hỏng nền pháp trị bằng việc ưu đăi hủy án với Tướng Flynn.
“Obama biết hết!”
Một điều đáng lưu ư khác là trong các hồ sơ ghi chép các đối tượng người Mỹ bị theo dơi sẽ không nêu tên người này. Chẳng hạn, báo cáo t́nh báo ban đầu sẽ không nói rằng Đại sứ Nga Sergey Kislyak nói chuyện với Michael Flynn mà chỉ viết ông này nói chuyện với một người Mỹ không được nêu tên. Tên của ông Flynn chỉ được “lột mặt nạ” khi có yêu cầu của những người chức sắc cao cấp hơn.
Hồi tuần qua, Quyền Giám đốc T́nh báo Quốc gia Richard Grenell giải mật danh sách một loạt các nhân sự cấp cao trong chính quyền Obama đă yêu cầu nêu tên của ông Flynn, trong đó có Phó Tổng thống Joe Biden, Giám đốc CIA John Brennan và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power.
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Joe Biden – đối thủ chính trị của ông Trump trong cuộc đua tổng thống 2020 lại đưa ra các thông tin trái ngược nhau về vụ việc. Ban đầu Biden khẳng định ông không biết ǵ về vụ Flynn:
“Tôi không biết một chút ǵ về việc điều tra Michael Flynn”, ông này nói. Nhưng khi được phóng viên đính chính lại, Biden giải thích:
“Tôi nghĩ anh hỏi tôi rằng liệu tôi có liên quan ǵ đến việc ông ta bị truy tố hay không. Tôi biết rằng họ đă yêu cầu điều tra, nhưng đó là toàn bộ những ǵ tôi biết”.
Ông Trump đă dùng tuyên bố này của Biden để công kích chính ông ta.
“Việc lột mặt nạ là một việc nghiêm trọng” ông Trump nói. “Hôm qua tôi đă xem Biden trên truyền h́nh, ông ta nói ông ta không biết ǵ hết. Không một chút nào. Nhưng hôm nay họ công bố danh sách và ông ta là một trong những người ‘gỡ mặt nạ’”.
“Làm sao ông không biết ǵ hết nếu ông ta lại chính là một kẻ gỡ mặt nạ?”
Với sự thân cận giữa Biden và Obama, khó có thể nói rằng Tổng thống Obama đă không hề biết ǵ về vụ nghe lén Michael Flynn, một nhân sự cấp cao trong tân chính quyền Trump sắp tiếp quản.
Những bằng chứng mới nhất này, cộng với cuộc điều tra đặc biệt của Robert Mueller suốt 2 năm ṛng ră, kế tiếp là nỗ lực đàn hặc và phế truất Tổng thống Trump của Phe Dân Chủ, được ông Trump tóm gọn lại bằng một từ Obamagate. Ông Trump coi dây là bằng chứng rơ ràng và liền mạch nhất cho thấy chính quyền Obama đă thông đồng với FBI và Phe Dân chủ để giăng bẫy quan chức của ông Trump, phá hoại và lật đổ chính quyền hợp pháp của ông – một tội phạm c̣n nghiêm trọng hơn cả vụ Watergate.
Thượng nghị sĩ Graham trong khi bày tỏ cảm thông với sự tức giận của ông Trump, tỏ ra rất thận trọng với yêu cầu lấy lời khai và tống Obama, Biden vào tù.
“Tôi không nghĩ bây giờ là lúc tôi nên làm điều đó. Tôi c̣n không biết liệu điều đó là khả thi hay không”, ông Graham nói với tờ Politico khi được hỏi về ḍng tweet của ông Trump.
“Tôi hiểu cho sự tức giận của ông Trump, nhưng hăy cẩn thận đối với điều ước của bạn”.
Trọng Đức
|