Sau Pháp, đến lượt Australia khởi động việc soạn thảo qui định mới buộc các "ông lớn" Facebook phải trả phí cho báo chí và các phương tiện truyền thông có tin tức được tập đoàn Internet này dẫn lại hay đăng tải. Như vậy là sau khoảng 9 tháng, tiến tŕnh được thúc đẩy thêm nhằm* đ̣i lấy sự công bằng cho giới báo chí, truyền thông...
Từ Châu Âu đến Australia...
Ngày 12/9/2018 là một ngày lịch sử. Ngày hôm đó, Nghị viện Châu Âu (Europarl hay EP) với 438 phiếu thuận, 226 phiếu chống và 39 phiếu trắng đă chính thức thông qua luật mới cho phép các hăng tin tức, thu âm được yêu cầu Google và Facebook trả phí cho việc sử dụng nội dung. Cụ thể, các "ông lớn" Internet này của Mỹ phải chia sẻ doanh thu (tất nhiên phần lớn đến từ nguồn thu quảng cáo trực tuyến) với các nhà sản xuất âm nhạc, video, tin tức (các hăng tin, báo chí, phương tiện truyền thông, người sản xuất nội dung...).*
Tất nhiên, với tỉ lệ phiếu thuận và phiếu chống như trên, dễ thấy rằng cứ có khoảng 2 nghị sĩ thuộc EP đồng ư thông qua th́ có 1 nghị sĩ lại chống. Dù thế, với tỉ lệ áp đảo, luật mới cũng được "dọn đường" và có hiệu lực. Một trong những vấn đề tranh căi bên chống đưa ra là cho rằng luật mới hạn chế quyền tự do Internet của người dùng. Trong khi đó, có những nghị sĩ được chính hai "ông lớn" vận động hành lang đă lập luận rằng, việc đưa các tin tức, video hay bản ghi âm là do chính người dùng đưa lên. C̣n với riêng Google và Facebook, trước khi họ dẫn nguồn tin tức nào đưa lên làm kênh tin tức chính thức của họ đều đă có kí kết thỏa thuận và hợp tác.
Trong việc thông qua luật buộc Facebook và Google chia sẻ doanh thu như trên, vai tṛ của Pháp là khá đậm nét. Đích thân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu cho rằng kết quả bỏ phiếu là một sự "tiến bộ lớn cho châu Âu".
Khoảng 10 tháng sau khi EP thông qua dự luật, Pháp là quốc gia đầu tiên tại Châu Âu mở đường cho phép thực thi luật về quyền tác giả dành cho báo chí và truyền thông, tạo cơ hội cho các cơ quan báo chí và truyền thông được hưởng một phần thu nhập từ hoạt động quảng cáo, khai thác thông tin của các bên trung gian, mạng xă hội như Facebook, YouTube hay trang tin tức Google News.
Luật về quyền tác giả đối với báo chí và truyền thông của Pháp thậm chí c̣n tiến bộ đến mức qui định luôn việc các nhà báo, phóng viên, tác giả trực tiếp của các bài viết, video, audio cũng được nhận một phần thù lao từ nguồn thu nhập mà Google hay Facebook trả cho tổ chức nơi họ làm việc hay đăng tải tác phẩm.
Con sóng lan truyền từ Châu Âu nay đă "cập bến" Australia. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vấn đề buộc Google và Facebook trả phí tin tức như đề cập mới được Chính phủ Australia giao cho Ủy ban Khách hàng và Cạnh tranh (ACCC) soạn thảo, dự kiến sẽ được đưa ra bỏ phiếu thông qua vào tháng 7/2020.
Điều giản dị: Sự công bằng!
Ngay khi EP và mới nhất là Australia cho thấy động thái sẽ thông qua luật mới buộc những trung gian như Facebook và Google chia sẻ doanh thu cho các nhà sản xuất tin tức, ghi âm và video th́ những "ông lớn" này tỏ ra không đồng t́nh, thậm chí Facebook c̣n thể hiện sự bất b́nh.
Tuy vậy, ngay trong hai "ông lớn" này cũng có thái độ khác nhau. V́ sao?
Chẳng có ǵ khó hiểu cả. Google trên thực tế lâu nay đă chia sẻ doanh thu quảng cáo với người làm nội dung trên nền tảng YouTube. Với Google News, họ có những kí kết thỏa thuận hợp tác có hoặc không có trả phí. Chỉ có trên nền tảng công cụ t́m kiếm Google Search, Google mới thực sự đang dùng miễn phí gần như hoàn toàn nhưng lại mang đến nguồn lợi gần như quan trọng nhất cho công ty này.
Trong khi đó Facebook lâu nay "ăn dày" hơn rất nhiều. Từ những nội dung do chính người dùng Facebook tạo ra, hay những nguồn thông tin, được người dùng dẫn lại từ các hăng tin tức, truyền thông đăng trên các trang cá nhân giúp thu hút hàng tỉ lượt đọc mỗi giờ mang đến món lợi khổng lồ. Song, "ông lớn" mạng xă hội này hầu như không có chia sẻ ǵ với các bên c̣n lại.
Thử dẫn ra một t́nh huống đơn giản: Chúng ta phải mua báo in để đọc, hoặc nếu có đọc miễn phí th́ cũng lướt qua cả phần quảng cáo, cơ quan báo chí được hưởng lợi nguồn thu v́ họ tạo ra nội dung.
Trong trường hợp với báo chí online, hiện đa phần người xem được miễn phí, nhưng thay vào đó độc giả cũng phải "trả views" cho phần quảng cáo, truyền thông.
Tuy nhiên, khi những nguồn tin trên do các hăng thông tấn, báo chí phải tốn nguồn lực và chi phí để sản xuất, được người dùng dẫn lại và đăng tải lên Facebook, "ông lớn" này lấy được views đồng thời thu về cả doanh thu từ views quảng cáo, nhưng lại không chia sẻ nguồn thu đó cho cả người dùng và nơi sản xuất tin tức.
Trong đó, có những thông tin mà các hăng tin, tổ chức báo chí, truyền thông phải đổi trả bằng tiền tươi thóc thật.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, báo in dần bị báo online lấy đi dần cả về lượng người đọc, doanh thu bán báo và quảng cáo. Nhưng trong khoảng 5 năm qua, ngay cả báo online cũng dần trở thành "nạn nhân" của mạng xă hội nói riêng và các bên nền tảng số trung gian nói chung như Google, Facebook...
Vào tháng 6/2019, số liệu từ dự án phi lợi nhuận "Cứu ngành báo chí" tại Mỹ đă chỉ ra rằng, 63% doanh thu quảng cáo kĩ thuật số do Facebook và Google kiểm soát. Trong khi từ báo in đến báo online ngày càng kiệt quệ về doanh thu quảng cáo th́ những ông lớn Internet như Facebook và Google lại hưởng phần béo bở nhất chính từ công sức của các hăng tin tức và báo chí.
Một con số do Liên minh Truyền thông tin tức của Mỹ đưa ra tại phiên điều trần trước Tiểu ban về luật chống độc quyền, thương mại và hành chính thuộc Ủy ban tư pháp Hạ viện Mỹ vào ngày 11/6/2019 cho biết, trong năm 2018 Google đă kiếm được 4,7 tỉ USD doanh thu quảng cáo gắn với tin tức báo chí, chỉ kém hơn 400 triệu USD so với doanh thu từ quảng cáo kĩ thuật số của ngành báo.
Suy cho cùng, nguồn cơn của vấn đề chính là sự không công bằng.