Không chỉ tích cực mua vũ khí từ nước ngoài, Đài Loan cũng sở hữu năng lực phát triển vũ khí nội địa đáng nể, trong đó bao gồm các tên lửa tầm xa với sức mạnh đủ ḱm chân Trung Quốc cho đến khi Mỹ can thiệp.
Tên lửa siêu thanh Hsiung Feng-3.
Theo SCMP, Đài Loan áp dụng chiến lược chiến tranh phi đối xứng nhằm bảo vệ ḥn đảo trước những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.
Trong cuộc chiến tranh phi đối xứng, bên yếu thế hơn dùng những vũ khí có chi phí thấp nhưng đặc biệt hiệu quả để tấn công đối phương có trang thiết bị mạnh hơn.
Các nhà phân tích đánh giá chương tŕnh tên lửa nội địa của Đài Loan đủ khả năng để ḥn đảo trụ vững, chờ Mỹ đến can thiệp.
“Vũ khí nằm trong chiến lược chiến tranh phi đối xứng của Đài Loan bao gồm tên lửa, ngư lôi, máy bay không người lái và vũ khí trong môi trường không gian mạng. Nhưng tên lửa là thứ vũ khí răn đe và có sức tấn công mục tiêu bên trong lănh thổ Trung Quốc hiệu quả nhất”, Chieh Chung, nhà nghiên cứu tại Đài Loan, nói.
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lănh thổ không thể tách rời, sớm muộn cũng sẽ quay về với đại lục, dù phải dùng đến vũ lực. Mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đă trở nên căng thẳng kể từ khi lănh đạo Thái Anh Văn lên nắm quyền năm 2016.
Do bị Trung Quốc liên tục can thiệp trong nỗ lực mua sắm vũ khí từ nước ngoài, Đài Loan phụ thuộc nhiều vào các chương tŕnh phát triển tên lửa trong nước.
Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Chung-shan được biết đến như cái nôi phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Đài Loan.
Tên lửa pḥng không Tien Kung 3, tầm bắn 70km.
Ở thời điểm hiện tại, viện nghiên cứu đang hướng tới sản xuất đại trà mẫu tên lửa pḥng không Tien Kung-3 và tên lửa siêu thanh Hsiung Feng-3.
Tháng trước, Đài Loan đă phóng thử tên lửa Tien Kung-3 và một tên lửa đối đất khác mang tên Yun Feng. Theo truyền thông Đài Loan, tên lửa Tien Kung-3 phiên bản chống hạm mới được phóng thử nghiệm vào ngày 9-10.4.
Chang Cheng, một kỹ sư tên lửa từng làm việc tại viện nghiên cứu, nói tầm bắn của tên lửa Tien Kung-3 đă được mở rộng từ 45km lên tới 70km, đủ sức đánh chặn các tên lửa dẫn dường của Trung Quốc, ngoại trừ các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tên lửa hành tŕnh tấn công mạnh đất Yun Feng cũng rất đáng chú ư với tầm bắn lên tới 2.000km, đủ sức đưa vùng Nội Mông, Bắc Kinh, Thiên Tân, Nam Ninh, Thượng Hải, phía đông Vũ Hán và đập Tam Hiệp ở Trung Quốc vào tầm ngắm.
Yun Feng được trang bị động cơ siêu thanh, tốc độ 3.600km/giờ và có thể mang đầu đạn nổ phân mảnh hoặc đầu đạn nổ xuyên giáp. Tuy các mẫu tên lửa Đài Loan phát triển không phải tên lửa chiến lược, việc sản xuất đại trà hàng ngàn các tên lửa sẽ giúp nâng cao đáng kể năng lực tấn công tầm xa của ḥn đảo.
Su Tzu-yun, chuyên gia phân tích quân sự ở Đài Loan nhận định, tên lửa Yun Feng đủ sức làm suy giảm năng lực tấn công của đại lục.
“Vũ khí này chuyên sử dụng để tấn công các mục tiêu chiến lược, như sân bay, quân cảng, trung tâm chỉ huy ở sâu trong đất liền đại lục”, ông Su nói.
Không quân Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của Đài Loan nên việc phá hủy các sân bay quân sự ở đại lục là ưu tiên hàng đầu nếu chiến tranh nổ ra.
Ngoài ra, các tên lửa cải tiến Hsiung Feng-2E của Đài Loan cũng được mở rộng tầm bắn lên 1.000km, đưa các mục tiêu kinh tế chiến lược của Trung Quốc ở đồng bằng sông Trường Giang và đồng bằng Châu Giang vào tầm ngắm.
Theo truyền thông Đài Loan, phiên bản Hsiung Feng-2E mới được phóng thử nghiệm vào ngày 14-15.5. Mẫu tên lửa này đă được Đài Loan sản xuất đại trà từ năm 2009.
Các dự án khác đáng chú ư của viện nghiên cứu ở Đài Loan bao gồm tên lửa đối không Tien Chien, tầm bắn 120km hay tên lửa hành tŕnh không đối đất Wan Chien, tầm bắn 240km.