Người gốc Việt trở thành cố vấn pháp lư lănh đạo hơn 1,100 công tố viên và hàng trăm nhân viên thực thi pháp lư liên quan đến việc trục xuất các di dân bất hợp pháp trên khắp lănh thổ Hoa Kỳ,sau khi được Tổng thống Donald Trump vừa bổ nhiệm Luật sư - Thẩm phán gốc Việt Tony Phạm vào chức Cố vấn Trưởng Pháp lư của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) tại thủ đô Washington.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1588893&stc=1&d=1590596477)
Luật sư Tony Phạm, 47 tuổi, được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bổ nhiệm làm Cố vấn Trưởng Pháp lư của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE). Photo Facebook Tony Pham.
Văn pḥng Cố vấn Trưởng Pháp lư (Office of the Principal Legal Advisor - OPLA) do Thẩm phán Tony Phạm lănh đạo là cơ quan pháp lư lớn nhất tại Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS), và đây cũng là cơ quan đại diện duy nhất của DHS trong các phiên ṭa xét xử trục xuất người nhập cư, bao gồm các trường hợp khủng bố và vi phạm nhân quyền.
Ông Tony Phạm có nhiệm vụ cố vấn pháp lư cho hơn 1.500 các nhân viên của OPLA giúp thực thi luật nhập cư và luật hải quan của Hoa Kỳ, quản lư ngân sách hàng năm đến 290 triệu đôla. Ngoài trụ sở chính tại thủ đô Washington, OPLA c̣n có 25 Văn pḥng Công tố viên trưởng tại hơn 60 khu vực trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn với VOA nhân dịp Hoa Kỳ vinh danh Người Mỹ gốc Á trong tháng 5, Luật sư Tony Phạm viết: “Tôi rất vinh hạnh là người Mỹ gốc Á đầu tiên và duy nhất đảm nhận chức Cố vấn Trưởng Pháp lư cho ICE. Tôi cũng là người gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào trị trí này.”
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1588894&stc=1&d=1590596477)
Tony Phạm, lúc 2 tuổi (góc trái) và gia đ́nh tỵ nạn đến thành phố Fort Chaffee, Arkansas, năm 1975. Photo Facebook Tony Pham
45 năm về trước, vào ngày 19/04/1975, khi mới hai tuổi, ông cùng gia đ́nh đă rời Việt Nam chỉ hai tuần trước khi Sài G̣n sụp đổ.
“45 năm sau, đứa trẻ tị nạn sợ hăi đó đă trở thành Cố vấn Trưởng Pháp lư cho ICE trực thuộc DHS. Sự hy sinh của thế hệ trước làm cho quyết tâm cống hiến cộng đồng của tôi càng thêm mạnh mẽ,” Luật sư Tony Phạm chia sẻ.
Là con trai của cựu trung tá Công Binh Việt Nam Cộng ḥa, ông Tony Phạm luôn tri ân những chiến sĩ đă anh dũng hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam. Ông viết trên Facebook dịp kỷ niệm 45 năm ngày Sài g̣n thất thủ: “Tôi nghĩ về 58.000 quân nhân đă bị giết ở Việt Nam. Tôi nghĩ về hơn 1.200 người đang mất tích trong chiến tranh. Tôi nghĩ về hàng ngàn gia đ́nh đă bị đẩy lên những chiếc thuyền chạy trốn khỏi Việt Nam, rồi lênh đênh trên Biển Đông.”
Cố vấn Trưởng Pháp lư ICE Tony Phạm chia sẻ với VOA: “Khi cộng đồng của chúng tôi bắt đầu hành tŕnh mới ở Mỹ, cha mẹ chúng tôi phải vật lộn để học một ngôn ngữ mới, một nền văn hóa mới và bắt đầu lại từ đầu. Các cựu quân nhân Việt Nam Cộng ḥa của chúng tôi đă chiến đấu dũng cảm để bảo vệ đất nước của chúng tôi trong chiến bại. Nhiều người đă trả giá đắt bằng cả sinh mạng của họ.”
Ông nói thêm: “Lịch sử của người gốc Việt ở Mỹ và cuộc đấu tranh của cộng đồng của chúng tôi luôn là điều thôi thúc tôi cam kết phục vụ công cộng trọn đời.”
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1588895&stc=1&d=1590596477)
Tony Phạm mang thức ăn đến cho các cựu quân nhân Mỹ, VNCH đơn thân trong mùa dịch Covid-19. Photo Facebook Tony Pham.
Khi chúng tôi là những người tỵ nạn đến quốc gia này để t́m kiếm niềm hy vọng và cơ hội, tôi đă thọ ơn nước Mỹ. Tôi thọ ơn v́ được hưởng các quyền tự do và cơ hội mà tôi phải đáp trả. Để làm điều này, tôi cam kết với cộng đồng của ḿnh là quyết tâm trở thành một công dân chăm chỉ và truyền lại kinh nghiệm và cơ hội của ḿnh để phục vụ những người xung quanh,” ông Tony Phạm viết trên trang ICE.
“Điều này có nghĩa là tôi có nghĩa vụ thể hiện sự tôn trọng đối với thế hệ trước, người đă vạch ra con đường này cho tôi và tôi muốn tiếp tục tạo cơ hội như thế cho các sinh viên trẻ gốc Việt trong thế hệ kế tiếp,” ông Tony Phạm nói.
Để vươn đến thành công, ngoài việc đánh giá cao về giá trị gia đ́nh, tinh thần vượt khó, Luật sư Tony Phạm c̣n nhấn mạnh đến vai tṛ của giáo dục. Ông chia sẻ: “Giáo dục là phương tiện giúp chúng ta thoát nghèo. Giáo dục tạo nên sự cân bằng tuyệt vời, trang bị cho chúng ta các công cụ nghề nghiệp. Tôi được dạy rằng một khi tôi có được tri thức th́ không ai có thể lấy mất tri thức của tôi.”
Ông Tony Phạm có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lư, từng là một công tố viên và giám sát một nhà tù tại tiểu bang Virginia.