Đội cố vấn của Tổng thống Trump bất đồng về cách phản ứng với biểu t́nh bạo động. Những người này đang có những suy nghĩ trái chiều trong nội bộ. Họ đang bất đồng về việc liệu người đứng đầu Nhà Trắng có nên phát biểu trấn an người dân Mỹ giữa làn sóng biểu t́nh bạo loạn liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd ở Minneapolis.
Người biểu t́nh quá khích phóng hỏa tại Minneapolis, Minnesota, Mỹ ngày 29/5. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh ABC, trong khi một vài cố vấn của Tổng thống Trump, trong đó có con rể ông là Jared Kushner, không nghĩ một bài phát biểu gửi tới toàn dân trong t́nh h́nh này có thể đem lại bất kỳ lợi ích chính trị nào th́ một vài quan chức khác như Chánh Văn pḥng Nhà Trắng Mark Meadows tin đây là cơ hội để Tổng thống Trump thể hiện ḿnh là một nhà lănh đạo cứng rắn, mạnh mẽ, có cùng cách thức xử lư như cựu Tổng thống George H.W. Bush trong cuộc biểu t́nh bạo loạn năm 1992 tại Los Angeles.
Bên cạnh đó, một vài cố vấn cũng lên tiếng cảnh báo nếu không lên án các cuộc biểu t́nh liên quan đến cái chết của công dân Floyd đang dần biến thành bạo loạn và cướp bóc, Tổng thống Trump sẽ đứng trước nguy cơ đánh mất một số nhóm đối tượng ủng hộ quan trọng cho chiến thắng bầu cử vào tháng 11 tới, ví dụ như nhóm nữ giới sống tại vùng ngoại ô.
Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien ngày 31/5 để ngỏ khả năng Tổng thống Trump sẽ có một bài phát biểu gửi tới toàn dân từ Pḥng Bầu dục, song không loại trừ các phương án khác đang được cân nhắc. “Ngài ấy sẽ tiếp tục tương tác với người Mỹ, cho dù đó có là bài phát biểu từ Pḥng Bầu dục hay bục đứng trong Nhà Trắng, hay là cách ông ấy vẫn làm hàng ngày – nói chuyện với người Mỹ qua mạng xă hội”, nhà chức trách trả lời phóng viên.
Căng thẳng về vấn đề phân biệt chủng tộc đă bùng phát những ngày qua ở Mỹ sau vụ công dân da màu George Floyd, 46 tuổi, thiệt mạng trong lúc bị 4 cảnh sát bắt giữ. Hiện viên cảnh sát da trắng gây ra cái chết của Floyd đă bị cáo buộc tội danh giết người cấp độ 3 trong khi những người c̣n lại bị sa thải, nhưng không bị buộc tội.
Trong 5 ngày, làn sóng biểu t́nh tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ. Cho đến nay đă có ít nhất 25 thành phố tại Mỹ áp đặt giới nghiêm ban đêm nhằm ngăn chặn bạo lực, phá hoại và cướp bóc tài sản do một số đối tượng quá khích gây ra. Cảnh sát đă sử dụng đạn cao su và hơi cay để giải tán đám đông tại các thành phố.
Tổng thống Trump liên tục sử dụng Twitter để bày tỏ quan điểm, lên án các cuộc biểu t́nh cũng như đưa ra rất nhiều lời cảnh báo gửi tới đám đông quá khích. Tuy nhiên, một trong các bài đăng của ông đă bị nền tảng xă hội Twitter dán nhăn do cáo buộc vi phạm nội quy “cổ xúy bạo lực”.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 31/5, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden – đối thủ của Tổng thống Trump trong cuộc đua tháng 11 - đă tới thăm hiện trường của một cuộc biểu t́nh chống phân biệt chủng tộc ở bang Delaware. Ông c̣n đăng tải một bức ảnh ông đang nói chuyện với một gia đ́nh người da màu tại khu vực bị phong tỏa, nơi những người biểu t́nh đă tụ tập vào đêm 30/5 lên mạng xă hội Twitter.
VietBF@ sưu tầm.