06/05/20
Tận dụng cơ hội Hoa Kỳ đang vướng nhiều chuyện rắc rối trong nước, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bành trướng lănh thổ và ảnh hưởng, nhắm tới vị thế bá chủ ở khu vực Châu Á.
Mikhail Klimentyev/Sputnik/AFP via Getty Images
Liệu Hoa Kỳ sẽ làm ǵ?
Như thường lệ, Washington vẫn theo dơi và phản ứng với mọi hành động mới của Bắc Kinh. Khi Trung Quốc quyết định áp đặt luật an ninh mới lên Hồng Kông, xóa bỏ quy chế tự trị của lănh thổ này, Hoa Kỳ trả đũa bằng việc rút lại quy chế ưu đăi cho Hồng Kông; Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực để thu phục Đài Loan, Hoa Kỳ bán thêm hỏa tiễn chống hạm hiện đại cho Đài Bắc; Trung Quốc lấn tới ở Biển Đông, Hoa Kỳ gia tăng các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải; Trung Quốc va chạm với Ấn Độ, Hoa Kỳ đề nghị đứng ra làm trung gian ḥa giải.
Tuy vậy, những biện pháp đối phó của Mỹ dường như không đủ mạnh để Trung Quốc phải chùn tay, hoặc phải cân nhắc kỹ trước khi ra đ̣n mới.
Trong t́nh h́nh đó, có một thông tin thoảng qua mà ít người chú ư, nhưng chúng tôi cho rằng có ư nghĩa đặc biệt. Trên chiếc Air Force One trở về Washington, sau khi chứng kiến vụ phóng phi thuyền SpaceX ở Florida hôm Thứ Bảy, 30 Tháng Năm, Tổng Thống Donald Trump nói với các nhà báo ông sẽ mời Tổng Thống Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh G-7 sắp diễn ra tại Mỹ. Ngày hôm sau, ông Trump có cuộc điện đàm với ông Putin về kế hoạch này, theo thông tin từ Ṭa Bạch Ốc. Nhóm G-7 hiện có Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ư, và Nhật, và Mỹ làm chủ tịch.
Nga từng là một thành viên của G-8, nhưng bị khai trừ sau khi xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea ở Ukraine năm 2014. Crimea là một vấn đề lịch sử-dân tộc phức tạp trong quan hệ giữa Nga, Ukraine, và Liên xô trước đây; vụ sáp nhập Crimea của Nga bị Ukraine phản đối dữ dội, dẫn tới việc Nga bị phương Tây cô lập ngoại giao và cấm vận kinh tế.
Quyết định của ông Trump đưa Nga trở lại khối G-7 tất nhiên gặp phải sự phản đối của các thành viên khác, đặc biệt là Anh và Canada. “Nga đă bị loại khỏi khối G-7 sau khi xâm chiếm Crimea nhiều năm trước, và thái độ tiếp tục coi thường, bất chấp luật pháp, chuẩn mực quốc tế của họ là lư do v́ sao Nga vẫn đứng ngoài khối G-7 và sẽ tiếp tục đứng ngoài,” Thủ Tướng Canada Justin Trudeau nói tại một cuộc họp báo, theo BBC.
Thế nhưng, ông Trump vẫn cứ muốn kéo Nga trở lại G-7 để làm ǵ? Để cô lập Trung Quốc!
Nga là một chế độ độc tài, có nhiều xung đột gay gắt với thế giới phương Tây. Nhưng so với Trung Quốc, những hành vi “coi thường, bất chấp luật pháp, chuẩn mực quốc tế” của Nga xem ra c̣n kém Trung Quốc rất xa. Nếu phải “chọn bạn mà chơi” th́ giữa Nga và Trung Quốc, Nga vẫn tỏ ra dễ chơi hơn, không đến mức thâm hiểm và lật lọng trắng trợn như Trung Quốc. Dưới sức ép ngày càng tăng của phương Tây, Nga phải dựa vào Trung Quốc và một liên minh giữa Bắc Kinh và Moscow đă h́nh thành trong thực tế.
Liên minh Nga-Trung về quân sự lẫn kinh tế, trong đó đồng tiền của Trung Quốc kết hợp với công nghệ quân sự của Nga, tạo ra một đối cực hết sức khó cho Mỹ và phương Tây. Nhưng liên minh này có chỗ yếu khiến nó dễ tan vỡ là tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Tuy kết thân với Trung Quốc để chống Mỹ nhưng Nga luôn luôn phải cảnh giác trước âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đất chật người đông vào vùng Viễn Đông của Nga dân cư thưa thớt; đồng thời rất khó chịu với việc Trung Quốc liên tục mở rộng ảnh hưởng ở vùng Trung Á – nơi có các nước cộng ḥa thuộc Liên xô cũ, vốn là “sân sau” của Nga.
Nếu Mỹ và phương Tây thay đổi sách lược, mở cho Nga một cánh cửa, th́ khả năng tách Nga khỏi Trung Quốc là điều hoàn toàn có thể kỳ vọng.
Tổng Thống Trump và các cố vấn của ông từ lâu đă có ư định thân Nga bài Trung, nhưng vụ điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Muller, sau đó đến vụ luận tội của Hạ Viện khiến cho ông không thể theo đuổi chiến lược xoay trục về Moscow. Nhưng nh́n chung, ông Trump vẫn cố duy tŕ một quan hệ ở mức b́nh thường với Nga và với Tổng Thống Putin.
Gần đây, khi Nga có những hoạt động đối đầu với Mỹ ở Syria, Libya, và Châu Phi, hoặc cho phi cơ xâm phạm vùng trời Alaska, ông Trump vẫn giữ thái độ điềm tĩnh và không phản đối gay gắt như các tướng lĩnh của ông. Ông cũng đă nhiều lần đưa ư tưởng kéo Nga trở lại khối G-7 mà ông cho là một tổ chức “đă lỗi thời,” cần phải được mở rộng. Nhưng lần này, với tư cách chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G-7, ông Trump có vẻ quyết liệt lôi kéo Nga trở lại nhóm này dù biết các đồng minh của ông sẽ phản đối.
Trước mắt, Nga có thể sẽ đến dự hội nghị G-7 tại Mỹ với tư cách quan sát viên theo lời mời của ông Trump, người chủ tŕ hội nghị, giống như Nam Hàn, Úc, và Ấn Độ, c̣n việc Nga có được khôi phục vị thế thành viên chính thức của G-8 như trước năm 2014 hay không c̣n tùy vào quyết định của các thành viên khác, nhưng lịch sử cho thấy một khi Washington muốn th́ các đồng minh rất khó cưỡng lại.
Chiến lược bao vây, cô lập, và cấm vận mà các nước phương Tây áp đặt với Nga xem ra đă thất bại. Trong sáu năm qua, Nga vẫn tiếp tục kiểm soát Crimea và ngày càng ngả vào tay Trung Quốc. Đă đến lúc Mỹ và phương Tây phải tính tới nước cờ khác.
Đại dịch COVID-19 và lối hành xử của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh mới là đối thủ chính, là mối đe dọa sinh tử với hệ giá trị của phương Tây, cho nên, liên kết với Nga để đối phó với Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất có thể được. Đó cũng có thể là cách để giải quyết vấn đề Crimea một cách thỏa đáng hơn thay cho biện pháp cấm vận hiện nay.
Thời Tam Quốc bên Trung Hoa, khi Khổng Minh pḥ Lưu Bị nhà Tây Thục dẫn quân ra đi viễn chinh, trao quyền cai quản thủ phủ Kinh Châu cho Quan Vân Trường, với lời dặn ḍ nếu kẻ thù tấn công th́ phải liên kết với Đông Ngô mà đối phó Bắc Ngụy; hoặc ḥa Bắc Ngụy để đấu Đông Ngô, chừng nào diệt xong kẻ địch thứ nhất mới quay sang đối đầu kẻ địch thứ hai, không chia đôi lực lượng để cùng lúc kháng cự hai đối thủ. “Kế sách Kinh Châu” – bài binh pháp sơ đẳng trong Tam Quốc Chí – được vận dụng khá thường xuyên trong chính trị Trung Quốc và chính trị quốc tế. Khi c̣n non yếu, Mao Trạch Đông liên kết với Tưởng Giới Thạch để chống Nhật, Nhật đầu hàng, Mao xoay sang đánh Tưởng. Thời Chiến Tranh Lạnh, Henry Kissinger tham mưu cho Tổng Thống Richard Nixon bắt tay với Trung Quốc để đối phó với Liên Xô, góp phần làm sụp đổ Liên Xô sau này nhưng lại tạo điều kiện cho Trung Quốc trỗi dậy ở mức nguy hiểm hơn, khó trị hơn.
Giới phân tích chính trị vẫn thường chê bai Washington không có một chiến lược nhất quán trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh mà chỉ phản ứng theo từng sự kiện, từng vụ việc nhất thời, không đủ để làm Trung Quốc phải e ngại. Biết đâu, với nước cờ liên thủ với Nga, Mỹ và phương Tây sẽ có điều kiện ra đ̣n quyết định, một “game-changer,” có tác động lâu dài tới cục diện thế giới.
Liên thủ với Nga để chống Trung Quốc tất nhiên có cái giá của nó, nhưng xem ra mặt được vẫn nhiều hơn nếu thế giới kiềm chế được tham vọng của Bắc Kinh, buộc Trung Quốc phải thay đổi năo trạng và ứng xử như một “thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng thế giới.
Hiếu Chân
NV