Tướng Kevin Schneider, chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, ngày 5-6 đă lên tiếng cáo buộc Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 làm vỏ bọc cho nỗ lực thúc đẩy các yêu sách chủ quyền ở biển Đông.
Tướng Kevin Schneider cho rằng Trung Quốc đă gia tăng các hoạt động trên biển Đông với sự tham gia của các tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu cá của dân quân biển nhằm quấy rối các tàu khác ở khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược yêu sách chủ quyền. Ông trả lời phỏng vấn của Reuters: "Trong khủng hoảng dịch Covid-19, chúng tôi nhận thấy sự tăng vọt các hoạt động hàng hải (của Trung Quốc ở biển Đông)" cho biết Bắc Kinh cũng gia tăng các hoạt động ở biển Hoa Đông.
Theo Tướng Kevin, Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động này trong thời gian tới. Tướng Kevin cũng cho biết, ngoài Biển Đông, Trung Quốc cũng gia tăng các hoạt động của ḿnh ở biển Hoa Đông.
Tướng Kevin Schneider (trái), chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Nhật. Ảnh: Lực lượng Mỹ ở Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có số lượng binh sĩ Mỹ đồn trú đông nhất ở châu Á trong đó có nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan cùng các phi đoàn tiêm kích và lực lượng viễn chinh đổ bộ. Ngoài việc bảo vệ Nhật Bản, các lực lượng này c̣n nhằm răn đe Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực, bao gồm biển Đông.
Ảnh vệ tinh tháng 4-2017 cho thấy Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Giữa lúc này, Trung Quốc đang có tham vọng thiết kế tàu nuôi thủy sản xa bờ lớn nhất thế giới như nỗ lực để đáp ứng nhu cầu thực phẩm lớn. Tàu dài 249 m, rộng 45 m, có lượng giăn nước hơn 100.000 tấn và tốc độ tối đa 10 hải lư/giờ.
Theo thiết kế, tàu sẽ được trang bị bể nuôi 80.000 mét khối và những ǵ cần thiết để nuôi các loài có giá trị cao như cá đỏ dạ (hay cá đù vàng), cá mú, cá hồi Đại Tây Dương. Tàu đang được đóng tại xưởng đóng tàu của tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) ở TP Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông và dự kiến hoàn thành vào tháng 3-2022.
Theo South China Morning Post, Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ khoảng hai phần ba số cá trên thế giới. Năm 2018, ngành thủy sản của nước này đă sản xuất 64,6 triệu tấn hải sản. Trong số đó 47,6 triệu tấn đến từ nuôi trồng thủy sản, bao gồm 16,4 triệu tấn đến từ các trang trại nuôi trồng thủy sản gần bờ, theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc.
Các bể gần bờ được biết đến là một nguồn gây ô nhiễm nước, trong khi đánh bắt quá mức ở Hoàng Hải, biển Đông và Hoa Đông đă đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng. Các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc dẫn đến các vụ đụng độ với các tàu thuyền từ các quốc gia khác, không chỉ trên biển Đông mà c̣n ở xa như vùng đặc quyền kinh tế của Argentina.
Nhà nghiên cứu Trần Tương Miểu tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nam Hải (ở đảo Hải Nam), cho rằng nuôi cá ngoài khơi có thể là một giải pháp cho tất cả những vấn đề đó. Ông Trần giải thích rằng nước sâu hơn, ḍng chảy nhanh hơn và nhiệt độ phù hợp hơn, những yếu tố đó giúp các trang trại nuôi trồng thủy sản ngoài khơi có thể giảm thiểu tác động đến môi trường, trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa.
Nếu việc nuôi trồng thủy sản có thể thay thế việc đánh bắt cá ở biển Đông, việc đó không chỉ bảo tồn hệ thống sinh thái mà c̣n giúp ổn định chính trị, ông Trần nói.
VietBF@sưu tập