Mỹ đón kịch bản xấu hơn vụ George Floyd. Người Mỹ đang đồng ḷng, trong khi ông Trump chưa từ bỏ ư định sử dụng quân đội để trấn áp biểu t́nh.
Các cuộc biểu t́nh đă nổ ra ở 50 bang của Mỹ và chưa có dấu hiệu dừng lại sau vụ người đàn ông da màu tên George Floyd bị 4 cảnh sát Mỹ trấn áp bằng phương pháp gh́ đầu gối vào cổ. Sở cảnh sát Thủ đô Washington dự đoán một cuộc biểu t́nh quy mô lớn sẽ diễn ra trong ngày 6/6, được cho " là một trong những cuộc biểu t́nh quy mô lớn nhất tại thủ đô từ trước đến nay".
Người biểu t́nh tập trung tại một cuộc họp báo ở Brooklyn, New York.
Truyền thông Mỹ ước tính đến nay đă có ít nhất 430 thị trấn và thành phố, trong đó có thủ đô Washington, chứng kiến hàng loạt các cuộc biểu t́nh. Cùng với đó, các lễ tưởng niệm đă diễn ra.
Làn sóng chỉ trích các biện pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bộ trưởng Tư pháp William Barr, người được Tổng thống Mỹ giao trọng trách phối hợp phản ứng với các cơ quan thực thi pháp luật liên bang đối phó với biểu t́nh vẫn diễn ra.
Ông Scott Michelman - Giám đốc pháp lư của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) cáo buộc hành động tấn công vô cớ, vi hiến của tổng thống và chính quyền nhằm vào người biểu t́nh chỉ v́ họ có quan điểm khác biệt đă làm đảo lộn trật tự hiến pháp quốc gia.
Truyền thông Mỹ thống kê, những vũ khí như đạn cao su, lựu đạn gây choáng hay hơi cay dù được gọi là phi sát thương nhưng cũng có thể gây nguy hiểm đáng kể. Cả ba loại vũ khí tiêu chuẩn dùng để kiểm soát đám đông nói trên đang được cảnh sát Mỹ sử dụng để đối phó với người biểu t́nh, kể cả lực lượng báo chí. Trong một số trường hợp, vũ khí này có thể gây chết người hoặc gây tàn tật vĩnh viễn.
Bà Rohini Haar, Bác sĩ cấp cứu nghiên cứu về ảnh hưởng của vũ khí kiểm soát đám đông, nói: “Những vũ khí này thường chỉ được sử dụng làm biện pháp cuối cùng nếu t́nh trạng bạo lực thực sự không thể kiểm soát nổi và đe dọa an toàn công cộng. Nếu không tới mức đó th́ không thể biện minh cho việc sử dụng các vũ khí này chống dân thường không có vũ khí”.
Cùng với biểu t́nh, tuần hành về vụ George Floyd, nhiều lực lượng chính trị tại Mỹ - nhất là đảng Dân chủ, cũng lên tiếng kêu gọi thực thi các cải cách trong hệ thống thực thi pháp luật, nhất là cảnh sát.
Trong khi đó, tại thành phố New York, đám đông biểu t́nh không chịu giải tán kể cả khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực vào lúc 20h khiến nhiều người bị bắt. Thị trưởng New York Bill de Blasio tuyên bố lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài đến 8/6, ngày thành phố dự định mở lại một phần hoạt động.
Biểu t́nh đă nổ ra ở Mỹ hơn 10 ngày qua. Hàng rào xung quanh Nhà Trắng đang được mở rộng từng giờ, lực lượng an ninh được trang bị vũ trang, lính bắn tỉa và binh sĩ có mặt khắp nơi. 72 giờ kể từ sau các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh với người biểu t́nh ở Quảng trường Lafayette, thủ đô Washington, Nhà Trắng trở thành một pháo đài đúng nghĩa.
Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh, Tổng thống Donald Trump không liên quan đến quyết định tăng cường an ninh hay tăng hàng rào an ninh ở ṿng ngoài Nhà Trắng.
Trong khi biểu t́nh diễn ra ở Mỹ, nhiều quốc gia trên thế giới cũng ghi nhận biểu t́nh. Canada là một ví dụ. Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 5/6 cũng quỳ gối cùng người biểu t́nh trước quốc hội nước này nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và hành vi bạo lực của cảnh sát.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cầm một chiếc áo phông in ḍng chữ "Black Lives Matter" (Mạng sống người da màu cũng quan trọng), đeo khẩu trang và hô hào những câu khẩu hiệu cùng đám đông hàng ngh́n người, trải dài qua nhiều ṭa nhà đến cả đại sứ quán Mỹ ở Thủ đô Ottawa.
Sau đó, họ đứng im lặng trong 8 phút 46 giây. Đây là quăng thời gian mà viên cảnh sát Derek Chauvin đă gh́ lên gáy George Floyd, khiến người đàn ông này liên tục kêu lên "Tôi không thể thở" trước khi chết.
Phản pháo trước các quan điểm chỉ trích lực lượng thực thi pháp luật Mỹ, Bộ trưởng Tư pháp William Barr nhấn mạnh, các biện pháp an ninh và sự hiện diện của quân đội quanh Nhà Trắng sẽ sớm được dỡ bỏ nhưng một số hàng rào mới dọc các lối vào phía Đông và phía Tây của Nhà Trắng vẫn được dựng lên nhằm chuẩn bị cho kịch bản hàng chục ngàn người biểu t́nh vào cuối tuần.