06/02/20
Vốn đă kiệt quệ v́ Covid-19, chủ các cửa hàng tại các thành phố trên khắp nước Mỹ giờ đây đối mặt với làn sóng cướp bóc do biểu t́nh.
Tại trung tâm thành phố Chicago, đám đông đập vỡ vách kính cửa hàng bán đồ thể thao Nike, sau đó lao ra ngoài với những đôi giày, quần áo thể thao vừa cướp được.
Trên đại lộ Melrose ở Los Angeles, họ đốt những đống lửa to trong thùng rác, phá khóa các cửa hàng bán đồ xa xỉ, khoắng sạch túi xách, quần áo hay bất cứ thứ ǵ có giá trị trong tầm mắt.
Và khi màn đêm buông xuống tại thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, nơi khởi phát các cuộc biểu t́nh “Tôi không thể thở” sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd v́ bị cảnh sát gh́ cổ, các chủ cơ sở kinh doanh đứng trước cửa hàng, cầu xin đám đông kích động đừng cướp phá.
“Tôi lao ra ngoài và cầu xin họ ‘Làm ơn, tôi không có bảo hiểm'”, Hussein Aloshani, người nhập cư từ Iraq, nhớ lại cảnh tượng vào đêm 29/5 khi ông cố bảo vệ cửa hàng thực phẩm của gia đ́nh ḿnh trước những người quá khích.
Hàng loạt cơ sở kinh doanh trên khắp nước Mỹ, từ các công ty, ngân hàng đa quốc gia lớn tới những quán bar, cửa tiệm, nhà hàng quy mô hộ gia đ́nh, cuối tuần qua đă hứng chịu thiệt hại nặng nề bởi các cuộc biểu t́nh v́ George Floyd.
Ở một số nơi, người biểu t́nh viết những ḍng chữ graffiti lên mặt tiền cửa hàng, chỉ trích hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi hay nhắc lại câu mà Floyd nói trước lúc chết “Tôi không thở được”. Tại những nơi khác, họ ném xà beng và búa vào cửa sổ cửa hàng hay dùng xăng đốt.
Các chủ cửa hàng cho hay họ cảm thấy ḿnh giống như nạn nhân của những hành động gây hấn không đúng chỗ. Cơ sở kinh doanh của họ vốn đă suy kiệt v́ Covid-19 nay lại bị ảnh hưởng bởi biểu t́nh khiến cơ hội hồi sinh gần như không c̣n.
“Nhiều người không biết bao nhiêu máu, mồ hôi và nước mắt chúng tôi đă đổ để trở thành một chủ doanh nghiệp cũng như những hy sinh mà chúng tôi đă phải trải qua để có được như hiện tại”, Kris Shelby, chủ cửa hàng thời trang cao cấp ở Bắc Atlanta, nói.
Shelby cùng đối tác mở cửa hàng Attom từ năm 2016 nhằm đem những thương hiệu thời trang xa xỉ từ New York và Los Angeles đến gần hơn với thành phố nơi ông sống.
Nhưng khi Shelby quay trở lại cửa hàng vào khoảng 5h sáng 30/5, ông phát hiện tất cả hàng hóa đều đă “bốc hơi”. Shelby cho biết ông chia sẻ nỗi đau của những người biểu t́nh v́ Floyd nhưng hành vi đập phá, cướp đồ từ cửa hàng chắc chắn không giúp họ ngăn chặn những sự việc tương tự xảy ra trong tương lai.
“Rất đau ḷng”, Shelby nói về cái chết của Floyd. “Nhưng là một người đàn ông da màu, một chủ cửa hàng da màu, tôi cảm thấy buồn. Thực ḷng, tôi thấy miệng ḿnh đắng ngắt”.
Ricardo Hernandez dành cả cuối tuần ngủ trong chiếc xe tải đậu bên ngoài cửa hàng kem Mexico mà anh cùng vợ quản lư ở Nam Minneapolis. Hernandez thuyết phục người biểu t́nh nhận kem, đổi lại họ không đập phá cửa hàng của anh.
“Tận mắt thấy cảnh tượng này thực sự là điều khủng khiếp”, Hernandez nói, mắt hướng về những đống đổ nát và thủy tinh vỡ rải khắp đường phố.
Chiều 30/5, các chủ cơ sở kinh doanh người Latinh ở Minneapolis gặp mặt, bàn bạc phương án đối phó với một đêm hỗn loạn nữa. Hầu hết họ đều có cửa hàng trên đường Lake, nơi hàng chục ṭa nhà đă bị phá hoại trong hai đêm trước.
Họ chia ca canh gác khu phố và rủ nhau mặc áo phông in ḍng chữ “bảo vệ phố Lake” nhằm tránh bị Vệ binh Quốc gia nhầm là thành phần trộm đồ, cướp bóc.
Maya Santamaria cũng có mặt tại cuộc họp nhưng cho biết bà sẽ ở nhà v́ bản thân không c̣n ǵ. Ṭa nhà bà sở hữu, nơi Floyd từng làm bảo vệ một hộp đêm tại đây, đă bị thiêu rụi vào tối 29/5.
Santamaria đổ lỗi cho cảnh sát đă không nỗ lực hết sức để bảo vệ các cơ sở kinh doanh trước làn sóng biểu t́nh.
“Chúng tôi gọi 911, gọi cả sở cảnh sát nhưng không nhận được hồi âm”, Santamaria nói và thêm rằng bà không muốn cảnh sát dùng bạo lực với người biểu t́nh nhưng “họ không thể không đến và bỏ mặc mọi thứ của tôi tan thành tro bụi”.
Với Jordan Davis-Miller, các cuộc biểu t́nh ở Seattle là cơ hội đấu tranh v́ một tương lai tốt hơn cho cộng đồng người da màu tại Mỹ. Nhưng ông cảm thấy giận dữ khi chứng kiến cảnh hàng ngh́n người tập trung lại với nhau, lợi dụng cuộc biểu t́nh để đập phá cửa hàng và cướp bóc.
“Hành vi cướp bóc chẳng giúp ích ǵ cho chúng tôi”, Davis-Miller nói. “Nó chỉ đổ thêm dầu vào lửa và khiến người da màu bị tiếng xấu”.
Một số chủ kinh doanh cho hay họ đă thử ra dấu hiệu rằng ḿnh ủng hộ phong trào biểu t́nh với hy vọng có thể bảo vệ được cửa hàng.
Derrick Hayes tối 29/5 dán những tờ giấy lên cửa sổ nhà hàng của ḿnh ở trung tâm Atlanta với thông điệp rằng chủ nhà hàng là một người da màu. Sáng hôm sau, ông quay lại và thấy cửa sổ đă bị đập vỡ.
“Thật ḷng tôi thấy hoài nghi”, Hayes chia sẻ. “Nếu thực sự đồng ḷng, chúng ta phải cho họ thấy là chúng ta đồng ḷng”.
Vũ Hoàng
(Theo New York Times)