Ông Nguyễn Hữu Cầu, sanh năm 1947 tại Kiên Giang, vốn là 1 đại úy trong QLVNCH. Sau năm 1975, ông bị đi đưa học tập cải tạo, có nghĩa là đưa đi tù trong 5 năm.
Ra tù, ông Cầu trở về quê hương mới được mấy tháng thì ông chứng kiến 2 cô gái miền Tây đi vượt biên bị bắt, bị công an và đám Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang hãm hiếp.
Lúc chúng thả 2 cô ra, máu còn chảy ướt đũng quần. 2 cô gái đau đớn nghẹn ngào khóc ngất bên đường thì gặp ông Cầu. Nghe câu chuyện thương tâm, ông phẫn nộ liền viết đơn tố cáo tội ác của đám quan chức địa phương CS.
Vào năm 1981, VN chưa mở cửa, miền Nam còn chìm đắm trong sự khủng bố và hành hạ của CS, với chính sách kỳ thị coi người dân miền Nam như nô lệ, như súc vật muốn bắt là bắt muốn hiếp là hiếp để gieo rắc sự sợ hãi tận cùng, hòng dễ bề cai trị.
Vì vậy khi ông Cầu dám tố cáo Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang và kiện cả Viện trưởng Viện kiểm sát đã ăn hối lộ giấu nhẹm vụ hãm hiếp 2 cô gái này, thì ông bị bắt, bị kết tội chống phá nhà cầm quyền CS và bị kết án tử hình.
Người mẹ già của ông Cầu chạy ngược chạy xuôi kháng án, cuối cùng được giảm từ tử hình xuống chung thân. Vào tù, cứ cách vài năm thì quản giáo lại dụ ông nhận tội, nói rằng ông nhận thì sẽ thả sớm. Nhưng ông Nguyễn Hữu Cầu cương quyết không nhận, nói rằng tôi tố cáo tội ác đó là đúng.
Cứ thế mà bị giam đến 37 năm.
CS luôn miệng lên án Mỹ Ngụy độc ác trong chiến tranh, vậy còn tội ác tày trời của CSVN đối với người dân trong thời bình, như câu chuyện của ông Cầu, thì sao?
- Ai chịu trách nhiệm?
- Ai xin lỗi?
- Ai đền bù?