06/16/20
Bài WALL STREET JOURNAL
Nguồn:
https://www.wsj.com/articles/cancel-...sm-11591658340
Nhất Lang Lê chuyển ngữ
(Wall Street Journal cảnh cáo về tác hại của văn hóa hủy bỏ (cancel culture) và chính trị căn tính (identity politics) trong môi trường ngôn luận của nước Mỹ ngày nay. Đây là bản dịch Việt ngữ bài ư kiến của Ban Xă Luận nhật báo Wall Street Journal, đăng ngày 8 tháng 6, 2020.)
Vụ thanh trừng các chủ biên cao cấp tại những tờ báo cấp tiến hồi cuối tuần này [cuối tuần 5-7 tháng 6] chẳng là cớ để reo mừng. Sự từ chức của họ là thêm một cột mốc quan trọng nữa trong cuộc diễn hành của chính trị căn tính và văn hóa hủy bỏ xuyên qua các định chế khai phóng của chúng ta, và nền báo chí và nền dân chủ Mỹ sẽ tồi tệ hơn v́ nó.
Chủ bút lâu năm của báo Philadelphia Inquirer, người đă sống cùng ấn phẩm này qua nhiều thời kỳ khó khăn, bị đẩy ra v́ một tựa đề, "Các Ṭa Nhà Cũng Đáng Kể." Cái tựa nằm trên đầu bài của nhà phê b́nh kiến trúc Inga Saffron, người lo lắng rằng các ṭa nhà bị bạo lực làm hư hại có thể "để lại một lỗ hổng ở trung tâm Philadelphia." Nhiều nhân viên ṭa soạn coi tựa đề là một sự xúc phạm đối với Black Lives Matter. Họ phản đối, và đă không một mức độ xin lỗi hay thay đổi nào với cái tựa là đủ. Chủ bút Stan Wischnowski đă không qua nổi tuần lễ.
Tại báo New York Times, chủ biên trang xă luận James Bennet từ chức hôm Chủ Nhật sau một vụ náo loạn của nhân viên về một bài ư kiến của một Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ. Ông Tom Cotton thuộc đảng Cộng Ḥa từ Arkansas viết rằng quân đội nên được gửi để khôi phục trật tự công cộng tại các thành phố của nước Mỹ khi cảnh sát bị áp đảo. Một cuộc nổi dậy của nhân viên ṭa soạn xem bài này là phát xít, vi hiến, và quá xúc phạm để cho những người trưởng thành có thể đọc và tự phán định.
Bài xă luận hồi tuần trước của chúng tôi [tức báo WSJ] chống lại việc điều động binh lính tại ngũ, nhưng ư tưởng này là hợp pháp theo Đạo Luật Chống Dấy Loạn. George H.W. Bush đă điều quân vào năm 1992 để dập tắt các cuộc bạo loạn ở Los Angeles sau phán quyết Rodney King, và nhiều Tổng Thống khác cũng đă từng làm điều đó.
Ông Bennet đă bảo vệ bài ư kiến hôm thứ Sáu như là một phần trong nỗ lực nhằm mở rộng cuộc tranh luận trên các trang báo của ông, và ban đầu chủ nhiệm A.G. Sulzberger cũng có cùng ư đó. Nhưng ông Sulzberger đổi ư trong cùng ngày, bất ngờ tuyên bố rằng bài ư kiến mà ông bảo vệ đă không được nhuận sắc thích đáng và không nên được đăng.
Đến Chủ Nhật th́ ông Bennet, một người cấp tiến đúng nghĩa thiên tả nhất mà bạn có thể t́m thấy, phải ra khỏi cửa. James Dao, biên tập viên xă luận đă kư chấp thuận bài ư kiến của ông Cotton, th́ bị thuyên chuyển.
Một ban xă luận có vẻ ngoài độc lập đă bị đảo lộn v́ các chiến binh công lư xă hội trong pḥng tin tức phản đối một bài báo duy nhất ủng hộ một quan điểm mà các cuộc thăm ḍ cho thấy có hàng chục triệu người Mỹ ủng hộ nếu cảnh sát không thể ứng phó được với hỗn loạn và bạo lực. Chủ nhiệm tờ báo không chịu chống lưng cho các chủ biên của ḿnh, điều đó có nghĩa là các chủ biên đă mất quyền điều khiển. Những cuộc đấu tranh trên Twitter và các kênh Slack thống trị.
Tất cả những vụ này cho thấy mức độ mà nền báo chí Mỹ hiện đang bị chi phối bởi cùng một tuyên cáo đạo đức, các yêu cầu về "không gian an toàn," và các giáo điều của chính trị căn tính xuất phát từ các trường đại học. Các đại diện của thứ chính trị này hiện đang thống trị gần như tất cả các tổ chức văn hóa hàng đầu của Mỹ -- viện bảo tàng, tổ chức từ thiện, Hollywood, nhà xuất bản sách, thậm chí cả những chương tŕnh hội thoại giờ khuya.
Đối với những vấn đề được coi là bất khả xâm phạm -- và ngày nay chúng bao gồm quan điểm rằng nước Mỹ phân biệt chủng tộc từ gốc tới nhánh -- th́ không có chỗ để tranh luận. Bạn phải thú nhận ḿnh đă không chịu theo thứ giáo thuyết này và chuộc tội, c̣n không th́ bạn sẽ không tồn tại trong công việc.
Một số bạn bè bên hữu của chúng tôi hài ḷng v́ họ nói tất cả những vụ này đơn giản chỉ phơi bày những ǵ từ lâu đă là sự thật. Nhưng cuộc tiến chiếm báo Times và những thành tŕ khai phóng khác có nghĩa là ngày càng có ít đi những tổ chức sẽ bảo vệ cuộc điều tra tự do và cuộc tranh đua của những ư tưởng mà đă từng định h́nh chủ nghĩa khai phóng kiểu Mỹ.
(Nguồn: Nhat-Lang Le Facebook)