Bị bắt oan do phần mềm nhận diện nhầm. Người đó là Robert Williams, 42 tuổi. Ông bị vướng lao lư oan khi phần mềm nhận diện của cảnh sát cho kết quả anh là nghi phạm trộm cắp tài sản.
Một buổi chiều tháng 1, Williams nhận được cuộc gọi yêu cầu tŕnh diện tại sở cảnh sát thành phố Detroit, bang Michigan. Cho rằng bị trêu chọc, Williams cúp máy. Một tiếng sau, anh bị bắt trước mặt vợ con.
Tại cơ quan điều tra, Williams được cho biết tháng 10/2018 xảy ra vụ trộm tại cửa hiệu đồng hồ gây thiệt hại 3.800 USD. Ảnh nghi phạm cắt từ video giám sát được phần mềm nhận diện trùng khớp với chân dung Williams trên bằng lái xe. Ảnh của Williams cũng bị nhân viên chuyên rà soát camera an ninh của cửa hiệu chọn ra trong bộ ảnh 6 người.
Robert Williams bị thuật toán nhận diện khuôn mặt xác định nhầm. Ảnh: The New York Times.
Trong lúc thẩm vấn, điều tra viên thấy Williams không giống kẻ trộm và cho rằng phần mềm đă nhận diện sai. Dù vậy, Williams tiếp tục bị tạm giam và chỉ được tại ngoại sau 30 tiếng từ khi bị bắt. Hai tuần sau, cáo trạng với Williams bị hủy.
Ngày 24/6, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) cáo buộc công nghệ nhận diện khuôn mặt của Sở cảnh sát Detroit c̣n khiếm khuyết và điều tra viên của Sở không đủ năng lực sử dụng. Từ đó, ACLU đề nghị cảnh sát xin lỗi công khai, đồng thời ngưng sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt làm công cụ điều tra.
Công tố viên sau đó xin lỗi v́ khởi tố Williams dựa trên kết quả điều tra của cảnh sát. Theo vị này, Williams có thể yêu cầu xóa chỉ bản và tiền sự bị bắt giữ khỏi lư lịch.
Nhiều chuyên gia công nghệ và pháp lư cho rằng Williams có thể là trường hợp đầu tiên được ghi nhận đă bị bắt giữ oan do thuật toán nhận diện khuôn mặt cho kết quả sai. Sự việc cho thấy hậu quả có thể xảy ra nếu khiếm khuyết công nghệ đi kèm công tác điều tra kém cỏi, theo New York Times.
VietBF@ sưu tầm.