Các sĩ quan t́nh báo và cảnh sát Australia đă đột kích nhà và văn pḥng của một chính trị gia đối lập trong cuộc điều tra về chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nghị sĩ Shaoquett Moselmane (Ảnh: Straits Times)
Các đặc vụ an ninh Australia ngày 26/6 đă tiến hành khám xét nhà và văn pḥng của nhà lập pháp bang New South Wales Shaoquett Moselmane, giữa lúc xuất hiện cáo buộc về mối liên hệ giữa chính trị gia này với chính quyền Trung Quốc.
Cơ quan T́nh báo An ninh Australia đă xác nhận với AFP rằng “hoạt động khám xét diễn ra tại Sydney là một phần trong cuộc điều tra đang diễn ra”. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết hiện chưa có “mối đe dọa cụ thể nào tới cộng đồng”.
Lập trường ủng hộ Trung Quốc của ông Moselmane từ lâu đă khiến nhiều người ngạc nhiên, thậm chí cả các đồng nghiệp cùng Công đảng với ông.
Lănh đạo Công đảng New South Wales Jodi McKay cho biết bà đă được thông báo về hoạt động khám nhà và văn pḥng của ông Moselmane. Bà McKay nói rằng bà đă bắt đầu tiến tŕnh đ́nh chỉ tư cách thành viên của ông Moselmane trong đảng.
“Vụ việc này rất đáng quan ngại. Điều quan trọng là mỗi nghị sĩ đều tập trung vào người dân tại bang của họ”, bà McKay cho biết.
Ông Moselmane từng công khai ca ngợi sự lănh đạo “kiên định” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong đại dịch Covid-19. Điều này trái ngược hoàn toàn với phản ứng của chính phủ Australia.
Truyền thông địa phương đưa tin ông Moselmane từng thuê một nhân viên được đào tạo từ Học viện Quản trị Trung Quốc ở Bắc Kinh - ngôi trường đào tạo nhiều thành viên trong chính quyền Trung Quốc.
Vụ đột kích là dấu hiệu tiếp theo cho thấy chính quyền Australia sẵn sàng giải quyết những cáo buộc về việc Trung Quốc t́m cách gây ảnh hưởng với nền chính trị Australia. Vụ việc này cũng có thể thổi bùng thêm căng thẳng trong mối quan hệ vốn thăng trầm giữa Australia và Trung Quốc.
Thủ tướng Australia Scott Morrison từng tuyên bố sẽ “chống lại” bất kỳ âm mưu can thiệp nào từ nước ngoài.
“Mối đe dọa tại khu vực này là có thật, và cần thiết phải hành động. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ ai tới đây và t́m cách can thiệp vào hệ thống chính trị của chúng tôi”, Thủ tướng Morrison nhấn mạnh.
Nghi vấn can thiệp
Năm ngoái, cựu giám đốc Cơ quan T́nh báo An ninh Australia Duncan Lewis cáo buộc Trung Quốc âm mưu “tiếp quản” hệ thống chính trị của Australia bằng một chiến dịch gián điệp và gây ảnh hưởng tinh vi và bài bản.
Vào thời điểm đó, ông Lewis đă lấy dẫn chứng về “kẻ môi giới quyền lực” Sam Dastyari, hay c̣n gọi là “Sam Thượng Hải”. Sam, một nghị sĩ cấp cao của Công đảng Australia, đă bị cho thôi việc vào năm 2018 sau khi nhận hàng chục ngh́n USD từ một đối tượng có liên hệ với chính quyền Trung Quốc.
Chính quyền Thủ tướng Morrison đă thông qua đạo luật chống sự can thiệp từ nước ngoài, sau khi một số doanh nhân gốc Hoa giàu có, những người có quan hệ với Bắc Kinh, bị phát hiện tài trợ tiền cho các đảng địa phương và các các ứng viên tranh cử trên chính trường Australia. Đạo luật yêu cầu bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào hoạt động thay cho chính phủ nước ngoài phải đăng kư với chính phủ Australia.
Các nhà chức trách Australia đang điều tra cáo buộc Trung Quốc t́m cách “chiêu mộ” một doanh nhân ở Melbourne và giúp ông này tranh cử vào quốc hội Australia. Bo “Nick” Zhao, doanh nhân kinh doanh xe hơi hạng sang 32 tuổi và là thành viên của Công đảng, dường như đă khước từ đề nghị này và sau đó bị phát hiện đă chết trong một căn pḥng.
Trung Quốc gọi các cáo buộc trên là “những lời nói dối”, đồng thời “tố ngược” một số chính trị gia, tổ chức và truyền thông tại Australia bịa đặt câu chuyện về cái gọi là “gián điệp Trung Quốc”.
Thủ tướng Morrison ngày 19/6 cho biết “một thế lực tinh vi dựa trên một chính phủ tinh nước ngoài” đă đứng sau một vụ tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các hệ thống chính phủ, các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ của Australia. Mặc dù ông Morrison không nêu cụ thể, một số chuyên gia tin rằng thủ phạm là Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc leo thang căng thẳng gần đây sau khi Canberra kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19, động thái mà Bắc Kinh cho là không cần thiết.
Trung Quốc đă đánh thuế lúa mạch và cấm nhập thịt ḅ từ các hăng của Australia. Bắc Kinh cũng cảnh báo người dân không nên tới Australia và du học sinh không nên đến quốc gia này học tập v́ “mối đe dọa bị phân biệt chủng tộc”.
VietBF@sưu tập