Trung Quốc xích mích nhiều nước giữa Covid-19. Trung Quốc từng được cho là sẽ dùng khủng hoảng Covid-19 tại Mỹ để tăng sức ảnh hưởng, nhưng thực tế, họ xích mích với nhiều nước.
Ví dụ điển h́nh nhất cho căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước trên thế giới là vụ ẩu đả giữa binh sĩ Ấn - Trung tại biên giới hai nước. Giới chức Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đă cố t́nh khơi mào xung đột từ tháng 5, bằng cách điều quân tới thung lũng Galwan và nhiều địa điểm tranh chấp khác, trái với thỏa thuận giảm căng thẳng trước đây.
Vụ đụng độ tối 15/6 bùng phát khi một đội tuần tra Ấn Độ chạm trán nhóm binh sĩ Trung Quốc dựng lều bạt tại một sườn núi hẹp ở khu vực Ladakh, trên dăy Himalaya. Nhóm lính Trung Quốc không chịu rút đi và phá dỡ lều trại theo thỏa thuận trước đó, buộc binh sĩ Ấn Độ phải can thiệp, khiến ẩu đả nổ ra.
Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ giới chức cho biết lính Trung Quốc đă dùng gậy sắt hàn đinh để tăng tối đa tính sát thương, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Lực lượng Trung Quốc c̣n bị cáo buộc xâm nhập Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), được coi như biên giới hai nước, tại nhiều vị trí khác, chiếm khoảng 60 km2 đất tại khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền ở Ladakh, mặc dù Thủ tướng Narendra Modi nói rằng lănh thổ của họ không bị xâm nhập. Những diễn biến này làm dấy lên làn sóng phẫn nộ, kêu gọi tẩy chay hàng hóa và du khách Trung Quốc tại Ấn Độ.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả chết người tối 15/6. Đồ họa: Telegraph.
Suốt nhiều năm qua, New Delhi cố gắng duy tŕ quan hệ tốt với cả Washington và Bắc Kinh. Thủ tướng Modi đă gặp Chủ tịch Tập Cận B́nh 18 lần và thường xuyên từ chối thảo luận về việc "bắt tay" với Mỹ chống lại Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Modi thường được mô tả bằng cụm từ "đa liên kết".
Tuy nhiên, cụm từ này giờ đây không c̣n xuất hiện ở Ấn Độ. Truyền thông nước này thể hiện thái độ chống Trung Quốc mạnh mẽ, trong khi giới chuyên gia kỳ cựu kêu gọi New Delhi thay đổi chính sách đối ngoại.
Trong một bài xă luận gần đây, cựu ngoại trưởng Ấn Độ Vijay Gokhale cho rằng các nước láng giềng với Trung Quốc phải ngừng "dĩ ḥa vi quư" trước những động thái hung hăng của Bắc Kinh, đồng thời nhận thức được rằng họ cần "sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ để kiểm soát t́nh h́nh".
"Trong thời kỳ hậu Covid-19, việc chơi với cả hai phe có lẽ không c̣n là một lựa chọn hay", ông viết.
Không chỉ căng thẳng với Mỹ và Ấn Độ, quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước khác trong khu vực vài tháng qua cũng không êm ấm do t́nh h́nh căng thẳng trên Biển Đông. Hôm 2/4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động b́nh thường gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cũng trong tháng đó, tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được cho là đă bám theo tàu khoan West Capella của Malaysia trên Biển Đông.
Washington cáo buộc Bắc Kinh "lợi dụng sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các nước" do Covid-19 để mở rộng yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông. Để đối phó, Mỹ tăng cường triển khai các tàu chiến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, điều chiến hạm áp sát nơi tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 bị cáo buộc quấy nhiễu tàu khoan West Capella của Malaysia. Mỹ c̣n diễn tập hải quân chung với Australia, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh ngừng hành vi bắt nạt láng giềng trong khu vực.
Bắc Kinh gần đây c̣n xích mích với Tokyo v́ sự hiện diện của tàu hải cảnh cùng tàu cá Trung Quốc quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, điểm nóng tranh chấp giữa hai bên. Hôm 25/6, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Taro Kono cảnh báo "Trung Quốc đang cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biên giới với Ấn Độ cũng như vấn đề Hong Kong".
Những hành vi của Trung Quốc dường như là nguyên nhân dẫn tới quyết định đảo ngược chiến lược đáng chú ư của Philippines, dù dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Manila ngày càng xa rời Washington, đồng minh quốc pḥng lớn nhất của họ.
Hồi tháng 2, Duterte tuyên bố sẽ hủy Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA) với Mỹ, xuất phát từ việc Mỹ không cho phép một quan chức Philippines nhập cảnh. Tuy nhiên, Manila vừa thông báo VFA sẽ tiếp tục được duy tŕ, "dựa trên bối cảnh chính trị và những diễn biến khác trong khu vực".
Đối với Australia, quốc gia từng cố gắng phát triển quan hệ gần gũi với Trung Quốc do nền kinh tế của họ được hưởng lợi rất nhiều từ sự trỗi dậy của nước này, bầu không khí ôn ḥa cũng đă tan biến. Việc Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về Covid-19 được cho là đă chọc giận Bắc Kinh, dẫn tới những động thái trả đũa.
Tháng trước, Trung Quốc dừng nhập thịt ḅ từ 4 ḷ mổ lớn của Australia, đồng thời áp thuế hơn 80% lúa mạch nhập khẩu từ nước này. Hôm 5/6, chính phủ Trung Quốc kêu gọi công dân tránh đến Australia do lo ngại t́nh trạng phân biệt chủng tộc, sau đó c̣n cảnh báo các sinh viên cân nhắc kỹ trước khi chọn du học Australia. Truyền thông Trung Quốc c̣n ví Canberra như "bă kẹo cao su dính trên đế giày Bắc Kinh".
Sau khi hứng nhiều chỉ trích từ dư luận quốc tế v́ cách ứng phó ban đầu với Covid-19, Trung Quốc đă áp dụng chính sách đối ngoại cứng rắn cả trong phát ngôn và hành động.
Theo b́nh luận viên Fareed Zakaria của Washington Post, các nhà ngoại giao trẻ tuổi của Trung Quốc, hay c̣n gọi là "chiến lang", dường như tin rằng tấn công là cách pḥng thủ tốt nhất, kịch liệt chỉ trích bất cứ ai "dèm pha" Bắc Kinh. Họ cũng thúc giục các nước ca ngợi Trung Quốc, sau khi nhận viện trợ vật tư y tế.
Cách tiếp cận này được cho là khác biệt so với chính sách đối ngoại của Trung Quốc trước đây. Lănh đạo Đặng Tiểu B́nh, người khởi xướng cải cách kinh tế của Trung Quốc, luôn nhấn mạnh Bắc Kinh không nên cố chứng tỏ quyền lực, mà phải "giấu ḿnh chờ thời".
Hồi năm 2005, một cố vấn của cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng viết một bài xă luận gây ảnh hưởng lớn, có tên "Sự vươn lên vị thế cường quốc một cách ḥa b́nh của Trung Quốc", nhằm quảng bá h́nh ảnh của Bắc Kinh như một cường quốc thầm lặng.
B́nh luận viên Zakaria chỉ ra rằng quan điểm này xuất phát từ sự ư thức sâu sắc về vị trí địa chính trị của Trung Quốc. Họ không trỗi dậy giữa "chốn không người", mà phải cạnh tranh ảnh hưởng trong một khu vực có nhiều cường quốc khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận B́nh đă từ bỏ chiến lược này, ngày càng thể hiện tham vọng đưa Trung Quốc thành một siêu cường hàng đầu thế giới cạnh tranh vị thế với Mỹ. "Nhưng Trung Quốc dưới thời ông Tập trong những năm qua lại tự đẩy ḿnh vào t́nh thế bị vây quanh bởi những quốc gia ngày càng mất thiện cảm với họ", Zakaria nhấn mạnh.