Nóng kỷ lục 38 độ C đảo lộn hoàn toàn cuộc sống nơi lạnh nhất thế giới. Đó là Siberia. Cuộc sống ở nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn v́ nhiệt độ tăng kỷ lục. Cháy rừng lan rộng là những điều nhiều người chưa từng thấy.
Người dân ở Russkoye Ustye, ngôi làng Siberia bên bờ Bắc Băng Dương, thường lái xe trượt tuyết vào tháng 6. Nhưng tuần trước, nhiệt độ ở đây đă lên tới 31 độ C.
“Thiên nhiên đang trả thù chúng ta. Có lẽ thế”, Sergei Portnyagin, trưởng làng, nói với New York Times qua điện thoại. “Chúng ta đă đối xử với thiên nhiên quá tàn nhẫn”.
H́nh ảnh cho thấy nhiệt độ cao bất thường từ 19/3 đến 20/6. Màu đỏ là các khu vực nóng hơn mức trung b́nh, màu xanh là các khu vực lạnh hơn trung b́nh trong cùng giai đoạn từ 2003-2018. Ảnh: NASA.
Nhiệt độ ở Bắc Cực đă tăng nhanh trong nhiều năm. Dẫu vậy, nhiệt độ nắng nóng như thiêu đốt ở phía Bắc Siberia trong những tuần qua vẫn gây kinh ngạc.
Cháy rừng lan rộng. Những đàn muỗi đói ăn. Họ phải đóng đinh vào chăn và giấy bạc để che chắn ánh Mặt Trời chiếu rọi lúc nửa đêm.
Nhiệt độ ở Siberia cao kỷ lục
Thị trấn Verkhoyansk, cách Bắc Cực 650 km, xa hơn Anchorage, Alaska, đă chạm đỉnh 38 độ C hôm 20/6. Đây được cho là mức nhiệt nóng nhất được ghi nhận ở Siberia, cũng là nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Ṿng Bắc Cực.
Verkhoyansk từng được biết đến là nơi lưu đày dưới thời Nga hoàng. Đây là một trong những nơi lạnh nhất trên thế giới, với kỷ lục - 32 độ C vào năm 1892.
Từ trước khi đợt nắng nóng này xuất hiện, biến đổi khí hậu đă làm thay đổi cuộc sống ở miền Bắc nước Nga, gây ra những tác động toàn cầu.
“Những điều rất kỳ lạ đang xảy ra ở đây”, Roman Desyatkin, nhà khoa học ở thành phố Yakutsk của Siberia, người nghiên cứu tác động của nhiệt độ nóng lên đối với khu vực, nói. “Mặt đất đóng băng đang tan. Thực vật, động vật và con người ở đây không quen với sức nóng lớn như vậy”.
Tầng đất đóng băng vĩnh cửu nằm ngay dưới bề mặt của phần lớn nước Nga, cũng như các vùng đất Alaska, Canada và Scandinavia. Tại một số khu vực, trong đó có các khu vực ở Đông Bắc Siberia, tầng đất đóng băng vĩnh cửu chứa những khối băng lớn.
Khi Bắc Cực nóng lên vào mỗi mùa hè, băng lại tan bớt khiến những đồng cỏ bị nước nhấn ch́m, các ngôi nhà bị lung lay và các bờ sông bị sói ṃn.
Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan gây hậu quả cho toàn cầu v́ nó giải phóng khí nhà kính khỏi các vật liệu hữu cơ mà từ lâu đă bị đóng băng.
Liên Hợp Quốc đă triệu tập nhóm các nhà khoa học vào năm 2019 v́ lo ngại quá tŕnh này có thể giải phóng 240 tỷ tấn carbon vào năm 2100 và có khả năng thúc đẩy biển đổi khí hậu.
Tháng 5 nóng nhất trong lịch sử
Nhưng đối với nước Nga, nhiệt độ ấm hơn mang theo một số lợi ích. Các quan chức Nga hy vọng sự mất dần của băng biển sẽ tạo thuận lợi lớn hơn cho thương mại đường biển, tạo điều kiên cho các tàu di chuyển giữa châu Á và châu Âu băng qua Bắc Băng Dương. Ngoài ra, Nga có thể dễ dàng khai thác dầu và khí đốt dưới biển.
Đổi lại, Nga cũng phải trả giá cho việc các ṭa nhà và cơ sở hạ tầng ở đây bị ảnh hưởng bởi băng tan, có thể gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD vào năm 2050, các nhà khoa học ước tính vào năm 2019.
Mức nhiệt năm nay góp phần gây ra các thảm họa môi trường. Một bể chứa nhiên liệu gần thành phố Norilsk ở Bắc Cực bị vỡ hồi cuối tháng 5 khiến lượng dầu tương đương 150.000 thùng tràn ra biển. Nguyên nhân được cho là tầng đất đóng băng vĩnh cửu bị sụt lún.
Trẻ em chơi đùa ở hồ nước gần Verkhoyansk, Nga. Nơi đây đang trong những ngày nhiệt độ cao kỷ lục. Ảnh: AP.
Bắc Cực đă nóng hơn gấp đôi so với phần c̣n lại của thế giới. Đây là hiện tượng khuếch đại Bắc cực, nguyên nhân làm băng tan. Nhiệt độ trung b́nh trong khu vực từ năm 2016 đến 2019 tăng cao kỷ lục. Song năm nay có thể c̣n cao hơn.
Nhiệt độ ở Siberia vào tháng 5 đă tăng gần 10 độ C so với thông thường, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới. Tháng 5 vừa qua là tháng nóng nhất trong lịch sử Bắc Bán cầu và trên toàn cầu.
Phía trên Ṿng Bắc Cực, nhiệt không thể thoát v́ Mặt Trời chiếu sáng suốt ngày đêm.
Cuộc sống đảo lộn hoàn toàn
Tại thị trấn Srednekolymsk, Thị trưởng Nikolai Chukrov đóng một tấm chăn vào khung gỗ của một trong các cửa sổ để làm thành hai lớp rèm chắn ánh nắng Mặt Trời.
Nhiệt độ cao là một lợi ích khiến trẻ em được chơi trên sông, người dân có thể trồng mùa rau dài hơn, nhưng nó cũng kéo theo những đàn muỗi lớn. “Có lúc chúng rất đáng sợ”, ông Chukrov nói.
Điều tệ hại nữa là cháy rừng ở Srednekolymsk và các ngôi làng khác của Siberia. Năm ngoái, khí hậu khô và nóng đă khiến các đám cháy rừng ở Siberia bùng phát dữ dội. Đợt cháy rừng tồi tệ nhất gần đây ở Siberia đă lan ra 100.000 km2, tương đương các đám cháy ở Kentucky.
Năm nay c̣n tồi tệ hơn. Đến ngày 25/5, 20.500 km2 lănh thổ Siberia đă cháy so với 17.610 km2 cùng kỳ năm ngoái.
“Chỉ có mưa mới có thể dập tắt những đám cháy này”, Thị trưởng Chukrov cho biết. “Năm nay, chúng tôi không có mưa”.
Ảnh vệ tinh do NASA cung cấp cho thấy khói từ các đám cháy đang cháy gần Verkhoyansk hôm 23/6. Ảnh: NASA via Shutterstock.
Lănh nguyên của làng Russkoye Ustye ở Siberia cũng đang bốc cháy. Trưởng làng, ông Portnyagin, cho biết những ngôi nhà cũ của làng đă sụp đổ trong 3 thập kỷ qua v́ sự xói ṃn do tầng đất đóng băng vĩnh cửu gây ra.
Trong 5 năm qua, ông Portnyagin nhận thấy những đàn chim chưa từng bay xa đến Bắc Cực như vậy.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp, trưởng làng Russkoye Ustye chứng kiến xe trượt tuyết không thể đi lại vào tháng 6. Hoa Tundra thường nở vào giữa đến cuối tháng 7 th́ nay đă nở hoa.
“Người dân trong làng không quen với cái nóng. Họ bị đau đầu và gặp các vấn đề về da”, ông Portnyagin chia sẻ. “Ở đây, thông thường có nhiều cá nhưng giờ chúng đă lặn sâu dưới nước v́ nước ấm lên. Điều này khiến các ngư dân khốn đốn”.
VietBF@ sưu tầm.