Việt Nam không chủ quan khi dịch Covid-19 vẫn chưa có thuốc điều trị. Đến nay Việt Nam vẫn chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về pḥng chống dịch.
Văn pḥng Chính phủ vừa phát đi thông báo Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về pḥng, chống dịch COVID-19.
Không lơ là, chủ quan
Trước t́nh h́nh diễn biến của dịch bệnh COVID-19 vẫn hết sức phức tạp trên phạm vi thế giới, Việt Nam vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện chiến lược pḥng, chống dịch đă đề ra. Từ đó, giữ vững thành quả quan trọng về pḥng, chống dịch đă đạt được trong thời gian qua; tiếp tục đề cao cảnh giác, không để phạm sai lầm, khuyết điểm.
Đặc biệt là không v́ nôn nóng phát triển kinh tế xă hội mà mở cửa ào ạt, lơ là công tác pḥng, chống dịch, tuyệt đối không để xảy ra làn sóng thứ hai lây nhiễm dịch bệnh tại Việt Nam.
Các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí tiếp tục việc thông tin, truyền thông về công tác pḥng, chống dịch bệnh để người dân yên tâm; các địa phương tiếp tục duy tŕ các biện pháp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, không để người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục quan tâm hơn nữa các biện pháp pḥng, chống dịch chủ động, trước hết là sẵn sàng truy vết, xét nghiệm nhanh, rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi đông người. Bộ Y tế tiếp tục theo dơi sát diễn biến dịch, kiên định năm nguyên tắc: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch.
Ngành y tế phải luôn trong t́nh trạng báo động để kịp thời xử lư các t́nh huống dịch bệnh có thể xảy ra; đảm bảo việc duy tŕ năng lực và sự sẵn sàng đáp ứng của hệ thống y tế với các t́nh huống mới của dịch bệnh.
Đồng thời hướng dẫn quy tŕnh chuẩn và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực để sẵn sàng đáp ứng với các t́nh huống dịch bệnh xảy ra trong thời gian tiếp theo.
Ngành Y tế cũng cần tiếp tục tổ chức tốt và giám sát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các biện pháp pḥng, chống dịch trong việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước.
Thủ tướng đồng ư ưu tiên đưa khoảng 14.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài là các trường hợp đặc biệt về nước như đề xuất của Bộ Ngoại giao (bao gồm các trường hợp là lao động hết hạn hợp đồng, hết hạn visa...).
Các Bộ lưu ư tạo thuận lợi nhiều hơn về thủ tục, bảo đảm công khai, minh bạch (về điều kiện được về nước, hồ sơ thủ tục đăng kư về nước, các h́nh thức cách ly linh hoạt, an toàn khi nhập cảnh), đúng đối tượng.
Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước được cách ly tập trung và cách ly bằng các h́nh thức phù hợp, linh hoạt đối với từng loại đối tượng.
Thủ tướng tiếp tục cho phép và tạo điều kiện các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao... nhập cảnh Việt Nam, kể cả nhập cảnh trong thời gian ngắn (dưới 14 ngày) và có biện pháp cách ly phù hợp, linh hoạt.
Bộ Y tế chủ tŕ, phối hợp với Bộ Ngoại giao hướng dẫn cụ thể các h́nh thức cách ly phù hợp, linh hoạt đối với từng loại đối tượng công dân Việt Nam về nước và các trường hợp khác nhập cảnh Việt Nam.
Bộ GTVT chỉ đạo tăng tần suất các chuyến bay (có thu phí) để đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước và các nhà đầu tư, doanh nhân, nhà ngoại giao, chuyên gia, công nhân lành nghề... nhập cảnh Việt Nam, đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các chuyến bay đồng thời có biện pháp chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu pḥng, chống dịch.
Chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế nhập cảnh
Thủ tướng chỉ đạo chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế nhập cảnh Việt Nam. Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cần có kế hoạch sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trở lại khi điều kiện cho phép.
Bộ Quốc pḥng, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung để cách ly công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước, kể cả việc bố trí các doanh trại, các trường thuộc quân đội, các khách sạn, cơ sở lưu trú và các cơ sở phù hợp khác làm nơi cách ly.
Bộ Quốc pḥng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát tại biên giới đường bộ, nhất là các đường ṃn, lối mở; thực hiện chặt chẽ các biện pháp pḥng dịch tại các cơ sở cách ly.
Bộ NN&PTNT chủ tŕ phối hợp với Bộ Y tế triển khai giám sát, xét nghiệm COVID-19 đối với thực phẩm nhập khẩu không rơ nguồn gốc xuất xứ.
Bộ Công Thương chủ tŕ, phối hợp với các bộ, ngành chủ động triển khai các giải pháp kết nối, thúc đẩy lưu thông hàng hóa với thị trường quốc tế. Trường hợp cần thiết phải cử các đoàn công tác đến các vùng, địa bàn cơ bản an toàn để thúc đẩy giao thương.
Bộ LĐ-TB&XH chủ tŕ chỉ đạo việc đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, trước hết là đến các nước đang có nhu cầu và đă cơ bản an toàn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xă hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 ở mức 4-5%. Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh đôn đốc, đẩy mạnh tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án cụ thể; đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa, du lịch nội địa.