Bên trong đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc khiến thế giới choáng ngợp. Đập Tam Hiệp được giới chuyên gia Trung Quốc đánh giá là thiết kế với khả năng chịu đựng những cơn lũ nghiêm trọng chỉ có thể xảy ra “một ngàn năm một lần”. Trong khi đó, thế giới vẫn đặt ra nhiều lo ngại về sự an toàn của con đập này.
Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới, chặn trên sông Dương Tử dài nhất Trung Quốc. Được làm từ bê tông và thép, đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công tŕnh đă sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung b́nh khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1350 km2 diện tích bị ngập của Đập Itaipu.
Nơi đây c̣n được Trung Quốc xem như là một biểu tượng, ví ngang với Vạn Lư Trường Thành và có rất nhiều du khách muốn đến tham quan.
Sảnh đón khách bên trong đập Tam Hiệp.
Khách được di chuyển bằng thang máy cuốn lên trên đập Tam Hiệp.
Bên trong của đập Tam Hiệp có khu vực di chuyển riêng dành cho các loại tàu thuyền. Công tŕnh là một "cầu thang 5 tầng", sử dụng hệ thống thủy lực để hạ xuống hoặc nâng lên các tàu thuyền qua lại trên sông Dương Tử. Ước tính có khoảng 130 phương tiện đi qua đập mỗi ngày
Nhiều du khách đến đây ai cũng muốn chụp ảnh với cây cột, song không ai biết ư nghĩa của nó là ǵ.
Đập Tam Hiệp cũng là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. 34 máy phát điện của đập có thể sản sinh ra 22,5 triệu kw điện. Các máy phát điện chính nặng khoảng 6.000 tấn mỗi máy, là sản phẩm của nhiều liên doanh công nghệ hàng đầu như Alstom, ABB Group, General Electric, Siemens... Đa phần các máy đều có hệ thống tản nhiệt bằng nước hoặc không khí, giúp tiết kiệm và dễ bảo tŕ hơn.
Pḥng điều khiển.
Bên trong đập Tam Hiệp thậm chí c̣n có cả một khu vườn để khách tham quan thư giăn.