07/05/20
Theo báo cáo mới nhất của bộ thương mại Hoa Kỳ, công bố ngày 02/7, số liệu về nhập cảng của Hoa Kỳ ở mức thấp nhất so với cùng kỳ của năm năm vừa qua.
Trong đó, đáng ghi nhận là mức giảm mạnh đối với nhiều đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ như Mexico, Canada, Nhật Bản, Đức, th́ lượng hàng nhập cảng từ Trung Quốc lại gia tăng một cách mạnh mẽ trong tháng 5 vừa qua. Mọi nguồn cung cấp hàng hóa cho Hoa Kỳ giảm mạnh, th́ Trung Quốc lại gia tăng lượng hàng nhập vào Hoa Kỳ đáng chú ư.
Số liệu nhập cảng từ Trung Quốc tăng 16 tỉ trong tháng 5 so với tháng thấp nhất trước đó là tháng 3 (36,6 tỉ USD So với 20,7 tỉ USD).
Dẫn đến thặng dư mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tháng 5 tăng lên 27,9 tỈ USD trong tháng 5 - một tin chắc không thể làm cho ê kíp chính phủ liên bang thời Trump xem là "tin vui' được, bởi v́ mọi phát ngôn của tổng thống Trump đều cho thấy ông luôn muốn giảm đến mức cân bằng hoặc số dương của thặng dư mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Như vậy bất chấp "cuộc chiến thương mại" đă được khơi mào trong suốt ba năm qua, bất chấp t́nh h́nh bi đát của đại dịch, bất chấp các chính sách qua phát ngôn của nhiều đại diện trong chính phủ liên bang và của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ về phát triển sản xuất nội địa...và bất chấp tất cả th́ nền kinh tế Hoa Kỳ một lần nữa cho thấy họ đă và đang phải phụ thuộc và cả lệ thuộc vào hàng hóa từ Trung Quốc như là nguồn cung chính và mang tính "vital" theo đúng bản chất của mối quan hệ đan xen lẫn nhau giữa hai siêu cường kinh tế này.
Tiếp đến, với t́nh h́nh đại dịch đang diễn biến ngày một phức tạp, ngoài tầm kiểm soát của nhiều tiểu bang, nhiều cơ quan có trách nhiệm của chính phủ liên bang Hoa Kỳ có thể dẫn đến một hệ quả khác ngoài an ninh sức khỏe, an ninh y tế, và nền kinh tế đang ngày một suy trầm th́ nó c̣n gia tăng ảnh hưởng lên những "nguồn" thu bên ngoài cho nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Ở đây xin tạm đề cập đến hai nguồn thu liên quan đến giáo dục và việc làm đối với nguồn nhân lực cấp cao.
Nếu t́nh h́nh dịch bệnh không thể giăm thiệt hại để bảo đảm sự an toàn và tin cậy cho du học sinh quốc tế tại Hoa Kỳ, v́ năm học mới đang chuẩn bị khai giảng trong mùa Thu này, th́ việc thất thu cho ngành dịch vụ giáo dục từ nguồn du học sinh Hoa Kỳ là mối lo cho nhiều trường tại Hoa Kỳ.
Nguồn thu từ du học sinh quốc tế tại Hoa Kỳ mỗi năm đạt 50 tỉ USD. Ngoài nguồn thu về tài chính ra Hoa Kỳ c̣n được lợi về "nguồn chất xám" mà họ có thể thu được từ các du học sinh này đối với công tŕnh nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ cho Hoa Kỳ, góp phần gia tăng tính cạnh tranh, gia tăng chất lượng giáo dục, đầu tư cho hạ tầng giáo dục tại Hoa Kỳ, và c̣n mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế, khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ về sau này.
Dự báo năm học mới các cơ sở giáo dục ở Hoa Kỳ sẽ gặp không ít khó khăn về tài chính, và cả nhân lực nếu nguồn du học sinh giảm mạnh bởi đại dịch.
Tiếp đến là thay đổi chính sách tạm thời của chính phủ Trump về visa cho diện phi di dân là nhân sự cao cấp, có bằng cấp - visa H1-B. Nếu đụng đến chính sách này th́ sẽ ảnh hưởng không ít đến các công ty công nghệ của Hoa Kỳ, cũng như nhiều ngành khác đang đ̣i hỏi thu hút nhân sự cấp cao để gia tăng cạnh tranh (đây chính là mục tiêu của chính sách thu hút nhân tài để từ đó khai thác và tạo lực cạnh tranh của Hoa Kỳ).
Nay Trump đụng đến chính sách này cho thấy ông ta chỉ quan tâm đến việc làm sao cho nhóm ủng hộ viên trung thành của ông ta thấy được ông ta đang "hạn chế chính sách di dân và bảo vệ người Mỹ ra sao trước làn sóng xâm lăng của ngoại quốc". Một quân cờ liên quan đến chủng tộc, bài ngoại, việc làm... đă giúp ông ta thắng cử năm 2016 nay được lập lại với một bước đi khác.
Nhưng liệu bước đi này có hiệu quả? Chưa chắc bởi v́ ngoài việc nó khó ḷng thuyết phục được cử tri th́ nó c̣n ảnh hưởng xấu lên nhiều mặt của nền kinh tế nội địa.
Visa H1-B là người làm thuê mang quốc tịch nước ngoài (chủ yếu là có bằng cấp, chuyên viên) làm việc ở Hoa Kỳ. Những người này làm việc, lănh lương, đóng thuế và đóng phí cho các quỹ an sinh xă hội liên bang Hoa Kỳ như SSA, Medicare....nhưng họ lại không được hưởng những phúc lợi này bởi họ là người nước ngoài.
Tất nhiên người làm thuê H1-B một mặt "xâm lăng thị trường lao động Hoa Kỳ" nhưng một mặt khác họ lại đóng góp không hề nhỏ cho nền kinh tế của Hoa Kỳ, một cách đóng góp xây dựng quốc gia mà họ không phải là công dân.
Vài con số để tham khảo:
Thuế thu nhập của nhóm H1-B đóng góp vào các quỹ thuế hàng năm trung b́nh là 80 tỉ đến 90 tỉ USD. Một phần từ quỹ thuế thu nhập này được góp vào các quỹ liên bang như SSA, Medicare nhưng những người thuộc nhóm H1-B này lại không phải là những người được thụ hưởng các phúc lợi của SSA và Medicare
Nhóm H1-B này cũng chi tiêu rất nhiều cho nền kinh tế nội địa Hoa Kỳ: có thể thống kê được nhóm này chi tiêu mỗi năm trên dưới 80 tỉ USD cho sinh hoạt của họ tại Hoa Kỳ.
Đóng góp cho các đối tác kinh doạnh địa phương thông qua chi tiêu của nhóm này mỗi năm cũng trên dưới 55 tỉ USD.
Nhóm H1-B cũng tham gia đầu tư, liên kết làm ăn với các đối tác tại Hoa Kỳ, công ty, quỹ đầu tư bởi họ có tiềm lực tài chính. Mỗi năm nhóm này cũng bỏ ra trên 10 tỉ đầu tư trực tiếp, liên doanh với đối tác để làm ăn tại Hoa Kỳ...
Cái "hại bị nhóm H1-B cướp việc làm" chưa chắc ǵ đă vượt qua được cái lợi khi khai thác nhóm này bởi những con số nói trên.
Bao Thien