Huawei đă phải chịu tổn thất nặng nề ra sao do cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc và khi phải chịu trực tiếp sự trừng phạt của Mỹ.
Huawei đang chịu rất nhiều áp lực.
Những đ̣n trừng phạt mới của Mỹ đă cắt đứt con đường tiếp cận của công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc với công nghệ quan trọng của nền kinh tế số một thế giới ở mức độ lớn hơn bao giờ hết. Các quốc gia và nhà khai thác mạng di động trên khắp thế giới đang đặt câu hỏi liệu Huawei có thể giữ lời hứa về mạng 5G của ḿnh hay không. Và xu hướng chống Trung Quốc gia tăng ở Ấn Độ cùng nhiều nơi khác càng làm gia tăng sức ép.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi tháng rồi tuyên bố rằng “thủy triều đang đối nghịch với Huawei khi các công dân trên khắp thế giới thức tỉnh với mối đe dọa từ sự giám sát của Trung Quốc”.
Những b́nh luận đó “có chút đi trước”, nhà nghiên cứu Carisa Nietsche tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Washington, nói với CNN.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng “thủy triều đang đối nghịch với Huawei khi các công dân trên khắp thế giới thức tỉnh với mối đe dọa từ sự giám sát của Trung Quốc”. Ảnh: AFP.
Ông Pompeo hoan nghênh những nước như Cộng ḥa Czech, Ba Lan và Estonia v́ "chỉ cho phép các nhà cung cấp mạng 5G đáng tin cậy". Tuy nhiên, bà Nietsche lưu ư rằng nhiều quốc gia trong số đó đă quyết định từ năm ngoái, khi họ ra hiệu không bắt tay với Huawei. Và các nước châu Âu có nền kinh tế lớn hơn nhiều, như Vương quốc Anh, Pháp và Đức, vẫn chưa công bố lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei.
Tuy nhiên, đă có “bước khởi đầu của một sự chuyển biến sâu sắc ở châu Âu”, bà Nietsche nhấn mạnh.
Các quốc gia lục địa già và các nhà mạng di động đang lo ngại rằng Huawei sẽ không thể cung cấp cơ sở hạ tầng 5G như đă cam kết về "cú hích lớn cho doanh nghiệp của họ" do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới của Mỹ, chuyên gia của Trung tâm An ninh Mỹ mới phân tích.
Các thương vụ mạng 5G của Huawei đang gặp nguy hiểm
Hồi năm ngoái, chính phủ Mỹ đă cấm các công ty nước này bán công nghệ và vật tư mà không được cấp phép, cho hăng công nghệ lớn nhất Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến. Huawei đă tích trữ hàng và t́m thấy các nhà cung cấp thay thế. Kết quả là hăng vẫn tiếp tục làm văn bất chấp lệnh cấm của Mỹ. Tuy nhiên, doanh số điện thoại thông minh ở nước ngoài của Huawei đă bị ảnh hưởng bởi họ buộc phải ra các mẫu mới không thể truy cập vào kho ứng dụng phổ biến của Google.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi báo cáo kết quả khả quan cuối năm 2019, Huawei đă cảnh báo rằng năm 2020 sẽ "khó khăn".
Và thực tế chứng minh cảnh báo đó không hề quá lời.
Nhà sáng lập Tập đoàn công nghệ Huawei, Nhậm Chính Phi. Ảnh: Wall Street Journal.
Lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ công bố vào tháng 5 đă cắt giảm sâu hơn nhiều so với lệnh cấm năm ngoái. Nó áp dụng cho bất kỳ công ty toàn cầu nào sử dụng thiết bị của Mỹ để sản xuất chất bán dẫn. Quy tắc mới hạn chế các công ty như TSMC, một công ty có trụ sở tại Đài Loan, xuất khẩu chipset máy tính và các linh kiện quan trọng khác cho Huawei.
Không có những chipset này, Huawei không thể xây dựng các trạm 5G và các thiết bị khác, theo các nhà phân tích tại công ty môi giới Jefferies.
"Dựa trên quy tắc xuất khẩu trực tiếp hiện tại mà Mỹ đưa ra, tôi thực sự nghĩ rằng việc kinh doanh thiết bị 5G của Huawei đang gặp nguy hiểm", nhà phân tích Edison Lee của Jefferies nói trong cuộc gọi gần đây với các nhà đầu tư.
"Nếu luật không thay đổi và căng thẳng Mỹ-Trung không xuống thang, th́ tôi nghĩ có nguy cơ lớn Huawei sẽ ngừng cung cấp thiết bị 5G từ đầu năm tới, ông nói thêm.
Khi được hỏi b́nh luận về nhận định này, phát ngôn viên của Huawei, Evita Cao cho biết "chúng tôi tiếp tục nhận được hỗ trợ từ khách hàng của ḿnh", song không nói rơ chi tiết.
Hồi tháng 5, Huawei nói rằng họ "phản đối một cách có căn cứ" lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, gọi quy tắc mới là "phân biệt đối xử".
“Việc này sẽ có tác động nghiêm trọng đến nhiều ngành công nghiệp toàn cầu" và hủy hoại "sự hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu", Huawei cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi xác định rằng hoạt động kinh doanh của chúng tôi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng", tuyên bố nêu thêm.
Điều này dường như đang diễn ra ở Anh.
Hôm 4/7, báo Telegraph của Anh đưa tin Thủ tướng Boris Johnson đă sẵn sàng bắt đầu loại bỏ công nghệ 5G của Huawei ở Anh "ngay trong năm nay", rút lại quyết định trao cho Huawei một vai tṛ hạn chế trong việc xây dựng mạng lưới 5G ở nước này.
Đầu tuần trước, Oliver Dowden, Bộ trưởng truyền thông và kỹ thuật số của Anh, nói rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ "có thể có tác động đến khả năng tồn tại của Huawei với tư cách là nhà cung cấp cho mạng 5G".
"Tôi không phải người theo chủ nghĩa bài Trung Quốc, tôi sẽ không bị lôi kéo vào đó”, ông Johnson nói hôm 30/6. “Nhưng tôi muốn thấy cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia được bảo vệ đúng cách khỏi những nhà cung cấp thù địch. Vậy nên chúng tôi cần phải cân bằng”.
Hồi đầu năm nay, Huawei cho biết công ty đă giành được 91 hợp đồng 5G thương mại, hơn một nửa (47) ở châu Âu, 27 ở châu Á và 17 ở những nơi khác trên thế giới.
Thêm nhiều quốc gia nói "không" với thiết bị Trung Quốc
Từ lâu Mỹ đă đưa Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới vào tầm ngắm. Washington nghi ngờ công ty này gắn liền với chính quyền Trung Quốc, dù Huawei nhiều lần khẳng định rằng họ là công ty tư nhân thuộc sở hữu của hàng ngh́n nhân viên, CNN cho biết.
Một số nhà phê b́nh nói rằng Bắc Kinh có thể đă ép Huawei do thám quốc gia khác. Huawei phản bác rằng điều đó chưa bao giờ xảy ra và nếu có, công ty sẽ từ chối đề nghị đó.
Tuy vậy, ngay cả khi tuyên bố độc lập với Bắc Kinh, Huawei đă bị cuốn vào căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc với mức độ ngày càng tăng lên. Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác như Ấn Độ ngày càng cảnh giác với Trung Quốc và Huawei cũng bị vạ lây bởi điều đó.
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 càng khoét sâu vào căng thẳng Mỹ - Trung. Washington đổ lỗi cho Bắc Kinh gây ra đại dịch, một số nước khác chỉ trích phản ứng ban đầu của chính quyền đối với sự bùng phát dịch bệnh.
Danh sách các quốc gia cấm cửa Huawei tiếp tục gia tăng. Ảnh: AP.
Khi dịch bệnh lan rộng trên khắp thế giới, Trung Quốc đă đẩy mạnh các chiến dịch hỗ trợ vật tư y tế cho các quốc gia trên thế giới, như một sự bù đắp cho phản ứng ban đầu của họ.
“Có một khoảnh khắc trong đại dịch, nơi Trung Quốc có thể khẳng định ḿnh trên sân khấu toàn cầu như là nhà lănh đạo và tôi nghĩ họ đă theo đuổi điều đó, đặc biệt là ở châu Âu, khi Bắc Kinh đẩy mạnh viện trợ thiết bị y tế cho các nước đang bùng phát dịch bệnh”, bà Nietsche nhận định.
Các nước EU bắt đầu lo lắng về đầu tư thương mại của Trung Quốc và họ đă thực hiện một số bước trong những tháng gần đây để ngăn chặn các công ty Trung Quốc thâu tóm các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hay giành được các hợp đồng trong lĩnh vực công cộng ở EU.
“Hiện đă có một số tín hiệu tích cực đến từ Đức và Anh, rằng họ đang xem xét loại trừ Huawei ra khỏi danh sách nhà cung cấp thiết bị cốt lơi cho mạng 5G ở 2 quốc gia này”, nhà phân tích Nietsche nói.
Chaitanya Giri, một nhà phân tích chính sách đối ngoại của Ấn Độ, cho biết New Delhi nhiều lần cân nhắc việc có nên đưa thiết bị của Huawei vào mạng 5G ở Ấn Độ hay không?
Huawei đă được bật đèn xanh để tham gia thử nghiệm mạng 5G ở Ấn Độ vào năm ngoái. Nhưng khi căng thẳng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng sau vụ đụng độ khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, người dân Ấn Độ đă kêu gọi tẩy chay hàng hóa và đầu tư của Trung Quốc.
Trong một động thái trả đũa Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đă cấm TikTok và một số ứng dụng khác của Trung Quốc v́ tạo ra mối đe dọa với an ninh quốc gia.
“Huawei có thể bị cuốn vào căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Tinh thần dân tộc đă củng cố quan điểm rằng chúng tôi sẽ không sử dụng thiết bị nào của Trung Quốc”, ông Giri nói.
VietBF@sưu tập