Một nhóm chiến hạm Australia đi qua gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam và chạm mặt tàu hải quân Trung Quốc trong tuần qua.
5 chiến hạm của hải quân Australia hồi tuần trước hoạt động trên Biển Đông và di chuyển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trước khi hội quân với lực lượng Mỹ và Nhật Bản tại Biển Philippines để diễn tập chung, ABC News ngày 22/7 đưa tin.
Nhóm tàu của Australia không di chuyển vào khu vực 12 hải lư quanh các thực thể của quần đảo Trường Sa như chiến hạm Mỹ thường làm trong các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông.
Tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của hải quân Australia tham gia diễn tập chung với chiến hạm Mỹ và Nhật Bản tại Biển Philippines, ngày 21/7. Ảnh: US Navy.
Lực lượng Quốc pḥng Australia (ADF) trong thông cáo xác nhận nhóm chiến hạm đi gần quần đảo Trường Sa hồi tuần trước, cho biết các tàu chiến Australia đă "chạm mặt bất ngờ với chiến hạm nước ngoài" trong hành tŕnh di chuyển, nhưng tất cả đều diễn ra một cách an toàn và chuyên nghiệp.
ABC News cho biết nhóm tàu Australia đă chạm trán hải quân Trung Quốc, song "chưa rơ vị trí chính xác". Chiến hạm Australia hồi năm 2019 bị tàu hải quân Trung Quốc bám theo trong suốt quá tŕnh di chuyển tương tự tại Biển Đông.
Hải quân Mỹ, Australia và lực lượng pḥng vệ trên biển Nhật Bản diễn tập chung tại Biển Philippines hôm 19-21/7 nhằm thể hiện cam kết của ba nước với "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tự do và rộng mở".
Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Australia đều chỉ trích các động thái gây hấn của Trung Quốc tại khu vực tây Thái B́nh Dương, trong đó có Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Các chỉ huy quân sự ba nước hồi tháng 7 ra tuyên bố chung lên án việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế "thay đổi hiện trạng" ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra "đường 9 đoạn" nhằm đ̣i yêu sách lănh thổ phi lư với phần lớn diện tích Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế.
Đường đi của các chiến hạm Mỹ, Nhật và Australia qua Philippines để diễn tập chung trên Biển Philippines. Đồ họa: ABC News.
Mỹ nhiều lần chỉ trích các động thái của Trung Quốc trong khu vực như bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng sân bay quân sự và triển khai khí tài tại đó. Mỹ lo ngại các tiền đồn Trung Quốc lập có thể tham gia hạn chế hoạt động tự do đi lại trên tuyến đường biển nơi khoảng 3.000 tỷ USD hàng hóa đi qua mỗi năm. Hải quân Mỹ thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập và tuần tra tự do hàng hải tại khu vực này.
Trung Quốc gần đây triển khai nhiều hoạt động quyết liệt sau Covid-19 nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lănh thổ xung quanh. Bắc Kinh nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới, điều tàu hải cảnh áp sát đảo tranh chấp với Nhật Bản, và thông qua luật an ninh quốc gia bị cho là hạn chế quyền tự trị của đặc khu hành chính Hong Kong.
Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm ch́m tàu cá của Việt Nam, tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
VietBF@sưu tập