Không biết tự bao giờ, nửa thế kỷ trước hoặc có khi xa hơn nữa, những ngày đầu năm trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều gia đ́nh ở Sài G̣n, Chợ Lớn hay Gia Định thường dành riêng một buổi, mang ra những bộ trang phục đẹp nhất để diện lên. Đàn ông bận complete với mái tóc bảy ba chải brilliantine sáng bóng hoặc khoác áo chemise mới cứng, bỏ vào quần ủi plis thẳng băng, giày da đen hoặc nâu bóng. Phụ nữ bận áo dài hoặc đồ ngắn. Phụ nữ trong Chợ Lớn mặc áo xẩm dài tay, ngắn tay hay xường xám. Đám con nít được mẹ bận những bộ đồ Tết mới toanh, trai bận áo sơ mi quần soóc, gái bận áo đầm. Họ kéo đến các tiệm chụp h́nh và cùng chụp với nhau vài kiểu ảnh. Quan trọng nhất là tấm ảnh chụp cả nhà đủ vợ chồng con cái, sau đó là hai vợ chồng đứng chụp riêng với nhau, rồi mấy anh em cùng chụp…
Ở các tiệm h́nh, chủ tiệm đă có sẵn các tấm phông rất đẹp vẽ đủ thứ cảnh bằng màu bột trên vải bố. Nhà nào muốn có cảnh sống trong lâu đài sang trọng th́ hai vợ chồng ngồi trên bộ ghế salon, các con đứng, phía sau là phông vẽ cảnh cầu thang, nền gạch bông, lan can lầu, cửa sổ có màn tha thướt ngó ra cảnh vườn bông um tùm. Ai yêu thiên nhiên th́ đứng trước phông có cây cối, con đường nhỏ ngoằn ngoèo. Ai thích du ngoạn phong lưu th́ sẵn phông cảnh tháp Eiffel xa xa. Ai nhớ cố hương th́ có cảnh hàng dừa bên ḍng sông Cửu. Các chủ tiệm ảnh c̣n chuẩn bị sẵn các thứ khác như ghế mây cho em bé ngồi, xe nhỏ để em bé cưỡi, súng đồ chơi hay nón cao bồi để giả làm tay thợ săn. Ảnh chụp phim lớn 6X6, rất nét. Vài ngày sau ra lấy ảnh, cả nhà sung sướng, tấm nhỏ bỏ album, tấm lớn lộng khung kiếng treo trên tường. Khách đến chơi xuưt xoa thấy ai cũng đẹp nhờ kỹ thuật bố trí ánh sáng chuyên nghiệp của thợ chụp h́nh, đă vậy c̣n dùng cọ chấm sửa mụn hay nếp nhăn trên mặt cho da thật láng. Chủ nhà hănh diện v́ cả nhà trông sang trọng đâu kém ai, ông chủ gia đ́nh diện lên với bộ “đồ lớn” cũng ra dáng ông tổng trưởng.
Ảnh gia đ́nh nhạc sĩ Hoài Linh
Câu chuyện chụp ảnh cho khách trong ngày Tết, đối với anh Đức Vượng, chủ hiện ảnh Mỹ Lai ở ngă tư Phú Nhuận là chuyện quá quen thuộc, dù đến nay hầu như đă mai một. Tiệm ảnh của gia đ́nh anh ở Sài G̣n đă hoạt động liên tục từ 80 năm nay. Từ hồi c̣n nhỏ đầu thập niên 1960, anh đă phụ bố chụp và làm ảnh cho khách nên đă trải qua bao nhiêu cái Tết bận rộn rồi, nên c̣n nhớ rất rơ.
Muốn chụp ảnh trong studio cho đẹp, từ những năm 1950, bố anh đă sắm sửa đủ các trang bị cho studio. Ngoài máy ảnh có chân, giàn đèn, quan trọng nhất là những tấm phông bằng vải bố. Phải mua loại vải bố mịn, chắc và thuê họa sĩ vẽ cảnh vật theo ư ḿnh muốn bằng màu đen trắng, xám. Tấm vải phải đủ lớn, phủ hết tấm tường và dài đến mức có thể phủ luôn mặt đất, người được chụp có thể đứng lên trên miéng vải v́ không muốn thấy chân tấm phông, chỗ tiếp giáp với mặt đất. Nếu gặp phải tấm phông ngắn, chỉ vừa sát đất th́ cần có sẵn vài dụng cụ như chậu hoa giả, chân cột để đặt vào che bớt tạo vẻ tự nhiên. Cảnh được vẽ phải không được quá sắc nét, khi chụp trông mới tự nhiên, tạo cảm giác cảnh ở phía xa, ảnh có chiều sâu hơn. Nhà anh dùng hai tấm phông, đều là cảnh ngoại thất, một tấm ngoài sân căn biệt thự cổ và một tấm cảnh ngoài sân ngôi nhà ở hiện đại phong cách Art Deco. Ngoài ra, c̣n có một tấm phông trơn màu xám nhạt, điểm xuyết chút mây trời nhè nhẹ xa xa. Khách có học, tinh tế thích phông này hơn.
Giống như các tiệm ảnh, tiệm Mỹ Lai phải trang bị thêm bàn ghế cổ điển hay tân thời phù hợp với phông. Có một thứ thường dùng là cái ghế mây cho các em bé khi chụp chung với gia đ́nh hoặc chụp một ḿnh. Nhà anh c̣n giữ lại cái ghế mây thời đó, thành ghế tṛn xoe như mặt trăng. Bố anh thường bảo phải là ghế mây của người Tàu trong Chợ Lớn, mua ở ṿng xoay Phú Lâm, mới chắc chắn và dẻo dai. Với kết cấu tṛn như vậy, em bé ngồi trên ghế vững và đẹp. Nếu cần có thể phủ vải hoa lên thành ghế cho lạ mắt.
Ảnh gia đ́nh ca sĩ Diễm Liên
Chụp ảnh gia đ́nh trong studio rầm rộ nhất vẫn là ngày Tết. Các tiệm ảnh xác định đó là dịp làm ăn quan trọng trong năm, nên lo sắm sửa ngày Tết trước, xong là chia phiên trực tiệm ảnh từ ngày mùng Hai, có khi từ mùng Một. Anh Vượng nhớ những buổi sáng mùng Hai Tết, cửa tiệm vừa mở là đă thấy xa xa một chiếc xích lô chở nghễu nghện cả một gia đ́nh, ông bố bận nguyên bộ complete, mẹ bận áo dài, hai đứa nhỏ diện áo sơ mi và một em bé trong ḷng mẹ. Xe đổ xuống, cả nhà kéo vào ầm ĩ cả tiệm. Có khi vừa taxi, vừa xích lô đưa người đến, từng gia đ́nh phải ngồi đợi đến phiên ḿnh. Chụp xong, sẵn đang diện, họ lại ngoắc xe đi chúc Tết.
Hết Tết, nhịp sống trở lại b́nh thường. Các tiệm chụp h́nh chỉ bận rộn vào chiều thứ bảy, chủ nhật. Cuối tuần, các học viên sĩ quan ngày xưa bận lễ phục ra chụp để kỷ niệm. Có thể họ lo xa, rời quân trường là ra chiến trận, chẳng biết lành dữ thế nào, dù sao cũng c̣n tấm ảnh. Một số gia đ́nh thích đưa em bé dưới một tuổi đến, sau khi chụp cả nhà xong th́ yêu cầu chụp em bé ở truồng nằm sấp, khoe cơ thể tṛn trĩnh xổ sữa. Ảnh đó sẽ được phóng to treo trang trọng trên tường nhà qua nhiều năm, cả khi em bé đó lớn lên đi lấy chồng lấy vợ. Thỉnh thoảng, có gia đ́nh đến chụp chung tấm ảnh với cậu ấm trong nhà sắp lên đường du học. Thanh niên, thiếu nữ đến chụp chân dung, chụp nửa người, nghiêng các kiểu, có khi gương mặt nửa sáng nửa trong bóng tối. Ảnh này dùng gửi người yêu hay bạn ở xa, đang trong quân ngũ hay đưa lên báo tham gia làm quen qua thư, kết bạn bốn phương. Đôi lứa chụp chung, chàng mang đồ lính, nàng bận áo dài cài băng đô, mặt ai cũng hơi nghiêm trang, ít thấy cười.
Các tiệm chụp h́nh ở khu lao động thường đáp ứng nhu cầu thích chụp quần áo có hóa trang, như khăn voan kiểu Ấn, khăn cḥang lông giả công chúa… của khách quanh đó. Ở khu vực đường Lê Lợi, trung tâm thành phố, đa số khách chỉ thích chụp ảnh giản dị chân phương, không hóa trang. Tiệm chỉ cần trang bị sẵn mấy bộ vest, vài cái cravate là đủ. Khi dọn về Phú Nhuận, tiệm Mỹ Lai vẫn giữ phong cách cũ nhưng thỉnh thoảng khách vẫn hỏi có đồ hóa trang không. Ở ngă tư Phú Nhuận, các tiệm Mỹ Trung, Xuân Lai th́ có sẵn áo kimono, dù nan, khăn choàng… cho khách nên hút khách, nhất là các cô. Các tiệm ảnh khu người Hoa cũng chuộng hóa trang khi chụp ảnh.
Ảnh gia đ́nh nhạc sĩ Phạm Duy
Kiểu chụp ảnh có phông màn đến đến thập niên 1990 th́ nhạt dần. Cho đến ngày nay, chỉ có các tiệm chụp ảnh cưới c̣n dùng phông, nhưng không vẽ cảnh, phông trơn và cũng điểm xuyết ít vân mây. Sau đó, chủ tiệm c̣n xử lư nhiều bước trên ảnh qua các phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.
Xem lại những tấm ảnh chụp trong studio với phông màn cách nay trên dưới nửa thế kỷ, thấy như trở lại những ngày xưa. Chắc hẳn những tấm ảnh này từng được nâng niu, ngắm nghía với ḷng tự hào. Rồi chiến tranh liên miên từ nông thôn lan ra đô thị, thời cuộc thay đổi. Những tấm ảnh đó lưu lạc, trôi nổi, ở các gánh ve chai, nơi bán đồ lạc soong vỉa hè, tiệm bán sách cũ, đến tay những người sưu tầm đồ cũ, ảnh xưa. Nhiều tấm được người nước ngoài mua lại từ giới sưu tầm theo từng kư lô ảnh với giá vài chục đô Mỹ, sau đó họ đưa lên trang web ebay bán với giá vài đô một bức hay một lô ảnh vài tấm.
Ngồi lục lại những lô ảnh đó, ḷng không khỏi bồi hồi. Cuộc sống của những người dân b́nh thường xưa được dựng lên trong khoảnh khắc bấm máy, sao mà thân thuộc như đă từng quen. Họ đă từng sống an b́nh trên thành phố cuả ḿnh. Các em bé, các thiếu nữ trong ảnh nay đă bước vào tuổi già. Mong họ b́nh yên, và có thể thấy lại những bức ảnh của chính họ trong mớ ảnh lưu lạc mà tôi được xem và mạn phép giới thiệu ở đây.
Nguồn: PHẠM CÔNG LUẬN