Ba năm trước, v́ thất nghiệp và nghèo đói, Kim Geum-hyok leo lên núi Bạch Mă gần quê nhà Kaesong để ngẫm nghĩ về cuộc sống.
Cách đó không xa về phía nam, bên kia một con sông, thanh niên 21 tuổi này có thể nh́n thấy những ṭa nhà cao tầng sáng rực ở Hàn Quốc. Cảnh tượng này vẫy gọi Kim.
Sau hai đêm trên núi, Kim Geum-hyok vượt qua biên giới được vũ trang dày đặc nhất thế giới. Anh ta ḅ qua nhiều lớp hàng rào dây thép gai và t́m đường băng qua băi ḿn. Ở ŕa sông, anh trốn giữa đám lau sậy, tự chế áo phao từ rác nhựa. Kim bơi qua sông khi màn đêm buông xuống.
Kim Geum-hyok khi ở Hàn Quốc. Ảnh: NYTimes.
"Tôi cố bơi về phía ánh sáng", Kim kể về hành tŕnh ngụp lặn trong nước suốt 7,5 giờ trong cuộc phỏng vấn được đăng trên YouTube sau này. "Khi sang được đất Hàn Quốc, tôi đi qua đám lau sậy và thấy những người lính Hàn Quốc đang đến gần, tôi kiệt sức nên ngă gục".
Sau ba năm sống ở Hàn Quốc, Kim hôm 19/7 quay trở lại Triều Tiên, bơi qua ḍng sông mà anh đă vượt qua năm 2017. Hôm 26/7, Triều Tiên cho biết Kim Geum-hyok có thể đă mang nCoV vào nước này và phong tỏa Kaesong, quê nhà của Kim. Hôm 27/7, một sở cảnh sát Hàn Quốc cho biết trước khi Kim rời đi, họ đă phát lệnh bắt anh này với cáo buộc hiếp dâm một phụ nữ Triều Tiên đào tẩu.
Triều Tiên không nêu rơ tên Kim trong tuyên bố nhưng Hàn Quốc cho biết anh là người đào tẩu duy nhất từ Hàn Quốc quay lại Triều Tiên trong tháng này. Hàn Quốc cũng không công bố tên đầy đủ của Kim, nhưng họ tiết lộ đủ thông tin để các phóng viên xác định danh tính anh ta.
Vài tuần trước khi rời Hàn Quốc, Kim Geum-hyok, hiện 24 tuổi, đă thực hiện một vài cuộc phỏng vấn cho kênh YouTube của Kim Jin-ah, cũng là người đào tẩu từ Kaesong, kể về cuộc sống tại hai miền bán đảo Triều Tiên. Anh sử dụng bí danh và đeo kính râm. Trong một số video, khuôn mặt của Kim được chỉnh sửa kỹ thuật số. Phần lớn những ǵ Kim Geum-hyok nói không thể được xác minh.
"Tôi đến căn hộ của cậu ấy vào cuối tháng 6 và rất ngạc nhiên v́ nó có rất ít đồ đạc", Kim Jin-ah cho biết. "Giờ ngẫm lại, tôi nghĩ rằng từ lúc đó cậu ấy đă chuẩn bị rời Hàn Quốc".
Ngay cả trước khi Kim Geum-hyok quay về Triều Tiên, câu chuyện của anh cũng đă rất khác thường. Hầu hết 33.000 người Triều Tiên đào tẩu đến Hàn Quốc qua ngả Trung Quốc và Đông Nam Á. Chỉ số ít người chọn con đường nguy hiểm hơn nhiều là vượt qua biên giới liên Triều giống Kim.
Rất hiếm người đào tẩu quay lại Triều Tiên, nơi họ bị gọi là "cặn bă". Chỉ 11 người làm vậy trong 5 năm qua, theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc. Họ thường là những người khó thích nghi với xă hội Hàn Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn trên YouTube, Kim Geum-hyok cho biết anh gần như mất thính lực khi c̣n nhỏ. "V́ thế, tôi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người", Kim nói. "Tôi từng bị đánh v́ người ta bảo tôi mang thứ này nhưng tôi mang thứ khác v́ nghe nhầm".
Khi Kim c̣n nhỏ, thành phố 300.000 dân Kaesong được chọn làm nơi xây dựng khu công nghiệp do hai miền Triều Tiên cùng điều hành. Khu công nghiệp Kaesong mở cửa vào năm 2004 và kinh tế vùng này phát triển mạnh mẽ. Anh em họ của Kim làm việc tại khu công nghiệp, c̣n anh bán trứng và rau.
Nhưng 4 năm trước, Hàn Quốc đóng cửa khu phức hợp này để phản đối chương tŕnh vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Nền kinh tế đang phát triển ở Kaesong sụp đổ, khiến Kim cùng nhiều người khác ở quê nhà rơi vào cảnh thất nghiệp.
Vào thời điểm anh leo lên núi Bạch Mă tháng 6/2017, Kim "không thấy hy vọng ǵ cho tương lai, không có ư nghĩa ǵ trong cuộc sống, tự hỏi nên tiếp tục sống hay không", anh kể trong cuộc phỏng vấn với Kim Jin-ah. Các ṭa nhà của Hàn Quốc vào ban đêm thôi thúc anh "sang bên đó để ngắm nh́n dù có thể phải đánh đổi bằng mạng sống", anh nói.
Kim Geum-hyok không thể rời mắt khỏi tivi ở Hàn Quốc trong suốt cuộc thẩm vấn với các quan chức an ninh, điều mà tất cả người đào tẩu phải trải qua sau khi đến Hàn Quốc. Ở Triều Tiên, tất cả tivi đều chỉ phát chương tŕnh của truyền h́nh nhà nước.
Kim Geum-hyok định cư ở Gimpo. Một bác sĩ đă giúp anh chữa trị vấn đề thính giác. Kim không nói rơ t́nh trạng hay phương thức điều trị, nhưng cho biết anh đă khóc vào hôm đó.
Anh cũng nói với Kim Jin-ah rằng anh rất nhớ bố mẹ. Kim Geum-hyok đă đăng kư vào một trường dạy nghề thuộc chương tŕnh tái định cư Hàn Quốc cung cấp cho người đào tẩu. Nhưng anh đă bỏ học và t́m được việc làm, hy vọng có thể gửi tiền về cho gia đ́nh ở Triều Tiên. Những người đào tẩu thường làm vậy qua trung gian ở Trung Quốc.
Kim Geum-hyok c̣n tâm sự với Kim Jin-ah những điều khác, không được ghi h́nh trên video. Anh cho biết ḿnh đang bị cảnh sát điều tra v́ một phụ nữ đào tẩu cáo buộc anh cưỡng hiếp cô. Anh nói rằng đêm đó anh rất say và không nhớ bất cứ điều ǵ.
Ngày 17/7, Kim Geum-hyok bắt taxi đến đảo Ganghwa. Vào 2h20 sáng 18/7, Kim ra taxi ở bờ phía bắc của đảo và gửi tin nhắn cuối cùng cho Kim Jin-ah. "Em thực sự không muốn mất đi chị v́ chị giống như một người chị cả đối với em", Kim Geum-hyok viết. "Em sẽ trả nợ cho chị dù em có sống ở đâu, miễn là em c̣n sống".
Kim Jin-ah đang làm việc tại một cửa hàng tiện lợi khi nhận được tin nhắn. Cô vội vă đến căn hộ của Kim ngay sau khi hết ca. Cô nhận được tin rằng anh đă trả lại căn hộ cho chủ thuê vài ngày trước đó và lấy lại tiền cọc. Kim c̣n bán chiếc xe đă mượn từ cô, dường như để kiếm được nhiều tiền nhất có thể trước khi trở lại quê nhà.
Giới chức Hàn Quốc kết luận Kim đă ḅ qua đường cống bên dưới hàng rào dây thép gai ở bờ phía bắc Ganghwa và bơi qua sông Hán để về Triều Tiên.
Trong một chiếc túi gần cống, các quan chức t́m thấy hóa đơn ngân hàng cho thấy Kim Geum-hyok đă rút 5 triệu won từ tài khoản, sau đó đổi phần lớn số tiền này thành 4.000 USD.
Không rơ t́nh trạng của Kim sau khi vượt qua biên giới. Triều Tiên hôm 26/7 cho biết Kim Geum-hyok đă bị cách ly. Họ cáo buộc anh "gây ra t́nh trạng nguy hiểm ở thành phố Kaesong, có thể dẫn đến một thảm họa gây chết người và hậu quả nghiêm trọng".
Trong khi đó, các quan chức ở Seoul cho biết Kim Geum-hyok chưa bao giờ được xác nhận là người nhiễm nCoV ở Hàn Quốc, cũng không phải là người từng tiếp xúc với ca nhiễm được xác nhận.
Trong nhiều tháng, Triều Tiên tuyên bố "sạch bóng" Covid-19, dù họ là nước láng giềng và đối tác thương mại với Trung Quốc, khiến nhiều nhà quan sát hoài nghi. Các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có khả năng đă ghi nhận ca nhiễm từ trước và B́nh Nhưỡng đang nhân cơ hội này để đổ lỗi cho Seoul về sự bùng phát dịch ở nước này, thay v́ đồng minh lâu đời là Trung Quốc.
"Triều Tiên có thể cố gắng sử dụng người đào tẩu để biện minh cho t́nh h́nh dịch vốn đă xảy ra hay cho bất kỳ thất bại kiểm dịch nào trong tương lai", Rachel Lee, cựu nhà phân tích của chính phủ Mỹ, nói.
"Họ có thể chỉ trích an ninh biên giới yếu kém của Hàn Quốc", bà nói thêm. "Họ thậm chí có thể tuyên bố rằng Hàn Quốc cố t́nh điều người đào tẩu trở lại Triều Tiên để phát tán virus".
"Bằng cách đổ lỗi cho 'ca ngoại nhập' từ Hàn Quốc, Triều Tiên giờ đây có thể chấp nhận viện trợ từ Hàn Quốc một cách công khai và chính đáng", Duyeon Kim, chuyên gia về Triều Tiên tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, nói.