Pháp cần 700 năm để rà phá hết bom đạn thời chiến tranh
101 năm sau Đệ Nhất Thế Chiến và 65 năm sau Đệ Nhị Thế Chiến, mối lo về bom ḿn c̣n sót lại vẫn c̣n được nhắc đến nhiều tại Pháp, với những câu hỏi về mối nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người và hệ lụy đối với môi trường.
__________________
Audio News
Vùng đất bị gài ḿn
Trên thực tế, hiện nay, đạn súng cối, trái phá, bom … vẫn c̣n được t́m thấy trên các cánh đồng ở miền thôn quê, những công trường xây dựng, thậm chí trong ḷng sông, hồ, trong các hang động, dưới đáy biển …. Đài France Bleu ngày 12/11/2020 cho biết ¼ tổng số 1 tỉ trái phá được sử dụng tại Pháp thời Đệ Nhất Thế Chiến cho đến nay vẫn chưa phát nổ. Những « quả bom nổ chậm » này có thể phát nổ bất cứ lúc nào và dẫn đến nhiều cái chết thương tâm, khiến nhiều người mang thương tật vĩnh viễn.
Nhiều khi người ta c̣n khám phá ra « cả kho » bom đạn từ thời chiến để lại, chẳng hạn 9.000 trái phá tại Châtelet-sur-Retourne, vùng Ardennes, miền đông bắc nước Pháp hồi năm 2001. Hồi tháng 09/2018, gần 6 tấn trái phá, rất có thể là từ thời chiến tranh 1914-1918, cũng được thợ lặn, thợ rà phá bom ḿn vớt lên từ đáy sông Meuse, thuộc thành phố Sivry-sur-Meuse, cũng ở miền đông bắc Pháp. Trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt, bà Charlotte Nithart, giám đốc Hiệp hội bảo vệ con trường và môi trường Robin des Bois, Hiệp Sĩ Rừng Xanh, giải thích :
Nước Pháp là nơi đă diễn ra 3 cuộc chiến lớn : chiến tranh 1870 (chiến tranh Pháp - Phổ) và hai cuộc thế chiến với nhiều lực lượng tham gia, đó là Đệ Nhất Thế Chiến và Đệ Nhị Thế Chiến. Và chúng tôi đánh giá, chẳng hạn trong cuộc chiến 1914-1918, có hơn 1 tỉ trái phá đủ loại được ném xuống, 6% số này là các loại đạn dược có chứa khí độc. C̣n trong Đệ Nhị Thế Chiến, từ tháng 06/1940 đến tháng 05/1945, có khoảng 600 ngàn tấn bom được thả xuống. Tất cả số đạn dược, bom, trái phá đó được thả xuống lănh thổ Pháp và không phải tất cả đều phát nổ.
Chúng tôi cho rằng có khoảng 15% số bom, trái phá nói trên chưa phát nổ. Chúng đă được chế tạo quá nhanh và kém chất lượng, nên nhiều trái phá không nổ. Vào thời kỳ đó, mọi người cho là như vậy càng tốt và vui mừng về điều đó. Nhưng vấn đề là ngày nay, trong ḷng đất, trong ḷng sông, hồ, ở các vùng bờ biển, vẫn c̣n rất nhiều trái phá, bom, đạn súng cối chưa phát nổ và chúng vẫn là mối nguy hiểm cho dân chúng. Chúng có thể phát nổ do khí độc bên trong, hoặc đơn giản là do ng̣i nổ, hay do lớp vỏ kim loại … Chúng là rác thải có chứa các chất nguy hiểm, độc hại, nguy hại cho cả con người và môi trường.
Rác thải chiến tranh
Người ta gọi những trái phá, bom ḿn, đạn dược c̣n sót lại từ các cuộc chiến là « rác thải chiến tranh ». Trải qua những cuộc chiến lớn, nước Pháp c̣n được gọi một cách h́nh ảnh là « vùng đất bị gài ḿn ». Những vùng nào của nước Pháp bị « rác thải chiến tranh » gây nhiều tác hại nhất ? Và nguy cơ từ những trái phá này lớn thế nào ? Giám đốc Hiệp hội Robin des Bois cho biết cụ thể :
Hiện nay, những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những nơi đă từng là chiến trường, đặc biệt là ở vùng Grand Est, miền đông bắc nước Pháp, và cả các vùng ven biển.
Trong các trái phá đó, có hoạt chất peclorat, được chiết xuất từ muối peclorat, được dùng để kích hoạt ng̣i nổ. Có gần 500 thành phố, thị trấn ở miền bắc nước Pháp được cơ quan y tế khuyến cáo không sử dụng nước trong ṿi để pha sữa cho trẻ bú b́nh, v́ nước bị ô nhiễm peclorat. Phụ nữ mang thai cũng được khuyến cáo không uống nước trực tiếp từ đường ống dẫn nước v́ nồng độ peclorat trong nước quá cao.
Chúng tôi biết là xung quanh các khu vực phá dỡ bom hóa học vào cuối Thế chiến, đất bị ô nhiễm nặng, nhất là do asen. Quanh các khu vực sâu dưới biển có nhiều trái phá, đạn dược, nồng độ asen cao đến mức rất đáng lo ngại. Càng để lâu, lớp vỏ càng kém đi và các chất độc hại, nguy hiểm càng dễ thoát ra ngoài. Môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm, các chuỗi thức ăn cũng dễ bị nhiễm độc. Đó là chưa kể đến nguy cơ nhiều người bị thương hay nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn những người đi hái nấm trong rừng hay đi cắm trại ở băi biển có thể giẫm phải trái phá vẫn c̣n khả năng phát nổ, mà họ lại không biết đó là ǵ, chạm vào và có thể làm chúng nổ.
Tôi có một ví dụ, cách nay 4-5 năm, ở vùng Bretagne, có một số thanh niên cắm trại ở băi biển, và bỗng nhiên một trái phá nằm bên dưới lớp cát phát nổ. Một người thiệt mạng. Vâng, đúng là có những nguy cơ rất lớn.
Có những bom đạn chưa từng được sử dụng trong thời chiến, có những trái phá đă được bắn đi, nhưng không phát nổ và nằm yên cho tới ngày nay. Mỗi năm cơ quan An Ninh Dân Sự của Pháp ḍ t́m được 500 tấn bom ḿn, trái phá. 5-10% số đó chứa hóa chất. Một số đạn dược sau khi được thu gom th́ được tái chế, một số khác được tập hợp lại trong các khu chuyên dành để tiêu hủy rác thải chiến tranh.
Những người dễ gặp nạn
Nằm rải rác khắp nơi, kể cả ở Paris và vùng phụ cận, những trái phá đang náu ḿnh dưới đất, trong các ḍng chảy là mối nguy lớn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Nhưng ai là người dễ bị tổn thương nhất ? Liệu có phải là dân thường ? Không hẳn là như vậy. Bà Charlotte Nithard, giám đốc Hiệp Hội Hiệp Sĩ Rừng Xanh giải thích :
Rất tiếc là chúng ta không có bản tổng kết về số người bị thương. Hiện nay, những người bị thương nhiều nhất hoặc tử vong nhiều nhất lại chủ yếu là các nhà sưu tầm. Có những người đi t́m kiếm trái phá để cho vào bộ sưu tập và họ bị thương v́ trái phá nổ, cho dù không ai muốn điều đó, đương nhiên là như vậy. Nhưng những người dễ gặp nguy hiểm hiển nhiên là những người rà phá, tháo gỡ bom ḿn, trái phá chuyên nghiệp. Trong gần 60 năm qua, có khoảng 700 người gỡ ḿn thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ.
Nghề này không được cấp nhiều tài chính, không có đủ nhân lực. Họ cảm thấy như bị bỏ rơi. Họ làm nhiệm vụ trên thực địa, nhiệm vụ này thực sự là v́ lợi ích của chung của cả cộng đồng, có ư nghĩa rất quan trọng. Nhưng không có nhiều người theo nghề này, trong khi nghề lại đ̣i hỏi thời gian đào tạo rất lâu. Đó không phải chỉ là ngồi trước máy tính và làm việc theo kiểu lư thuyết. Họ chỉ có thể học được thông qua thực hành với các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, thậm chí cần tích lũy kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ mới có thể nh́n ra mọi mối nguy hiểm, cơ chế hoạt động của các loại trái phá, bởi v́ chúng rất khác nhau.
Có rất nhiều loại, nhiều kiểu trái phá khác nhau. Trái phá do quân Đức, Anh, Pháp hay Mỹ sản xuất cũng không giống nhau. Cơ chế hoạt động bên trong của chúng có thể có những nét khác biệt. Điều này đ̣i hỏi phải có rất nhiều kiến thức, hiểu biết. Thật không may là số người ḍ gỡ bom ḿn không đủ nhiều. Họ ước tính là với tốc độ ḍ phá bom ḿn như hiện nay, cần thêm 700 năm nữa mới có thể gỡ hết số trái phá c̣n sót lại từ các cuộc chiến xưa kia. Nói tóm lại là cần thêm 700 năm nữa th́ nước Pháp mới gỡ hết được trái phá đang nằm trong ḷng đất, dưới sông hồ, dọc bờ biển.
Quốc kỳ Pháp, Liên Hiệp Châu Âu và Đức tung bay tại pháo đài Douaumont, gần Verdun, ngày 7/11/2018,
nơi Pháp chuẩn bị lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ nhất. REUTERS/Christian Hartmann
Sự khác biệt Pháp - Đức
Nh́n lại lịch sử, nước láng giềng Đức cũng gánh một lượng lớn bom ḿn trong thời chiến. Robin des Bois đă làm những nghiên cứu so sánh t́nh h́nh rà phá bom ḿn ở Pháp và Đức. Liệu nước Pháp cần nhiều thời gian đến như vậy có phải là v́ công tác rà phá bom ḿn tại Pháp có nhiều hạn chế hơn so với ở Đức hay không ? Điều này đă được giám đốc Robin des Bois khẳng định :
Vâng, đó là những ǵ chúng tôi quan sát thấy, bởi v́ Robin des Bois gần như năm nào cũng thống kê số bom, trái phá c̣n sót lại từ chiến tranh, đơn giản là để mọi người thấy là những loại rác thải chiến tranh này rất nguy hiểm nhưng hiện giờ chúng vẫn chưa được biết đến nhiều. Chúng ta cần thông tin cho dân chúng biết nhiều hơn, kể cả việc giúp họ biết cách pḥng tránh. Khi đi dạo trong rừng và nh́n thấy những vật giống trái phá với các vết han gỉ th́ mọi người không nên nhặt chúng lên và cầm trong tay mà phải thông báo cho chính quyền.
Chúng tôi cũng thấy là ở Đức, chẳng hạn trước khi một công tŕnh xây dựng một ṭa nhà được khởi công, công việc ḍ t́m bom ḿn, trái phá trong ḷng đất bắt buộc phải được tiến hành. Trong khi đó, tại Pháp, người ta cứ xây dựng, và nếu khi đào, xúc đất, người thợ phát hiện thấy có bom, th́ lúc đó họ mới báo cho thợ gỡ trái phá hay cơ quan phụ trách công tác rà phá bom ḿn.
Tại Đức, người ta chuẩn bị trước mọi việc, công việc ḍ t́m bom ḿn bắt buộc phải được tiến hành trước khi khởi công xây dựng và khi phát hiện có bom ḿn th́ thời gian huy động đội tháo gỡ bom ḿn nhanh hơn. Đơn giản là v́ nhà nước Đức cấp nhiều kinh phí, phương tiện cho công tác này, nên khả năng đối phó của họ nhanh hơn và thường là bom ḿn sẽ được gỡ ngay trong buổi chiều cùng ngày.
Trong khi tại Pháp, trừ trường hợp đặc biệt, chẳng hạn khi trái phá được phát hiện ngay sát cạnh trường học, c̣n lại th́ phải mất nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần. Trong khi chờ đợi, chỉ có đèn hiệu với dải ruy-băng màu cam quấn quanh vị trí có trái phá, hoặc ở băi biển th́ đắp đất cao xung quanh để báo hiệu cho mọi người đừng lại gần. Có khi phải chờ rất lâu rồi thợ gỡ bom ḿn mới tới giải quyết.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.