Chiến tranh Triều Tiên đă xảy ra cách đây 70 năm và cho tới nay nó vẫn chưa thực sự kết thúc. Cuộc chiến này c̣n rất nhiều điều mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là những thông tin cụ thể. 70 năm trước (25/6/1950), hơn 135.000 binh sĩ Bắc Triều Tiên bất ngờ tràn qua vỹ tuyến 38 chia cắt hai miền, đánh dấu sự mở màn của cuộc Chiến tranh Triều Tiên và sau đó kéo các cường quốc trên thế giới tham chiến ác liệt trong suốt 3 năm.Chiến tranh Triều Tiên kéo dài đến ngày 27/7/1953 th́ chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn. Chính điều này khiến cuộc chiến hiện vẫn chưa kết thúc về mặt lư thuyết, do các bên tham chiến chưa thể kư một hiệp định ḥa b́nh. Trong cuộc họp thượng đỉnh Liên Triều năm 2018, Tổng thống Hàn Quốc Moon
Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un từng cam kết sẽ chính thức kết thúc chiến tranh nhưng đến nay vẫn chưa trở thành hiện thực.
Dù cuộc chiến đă qua đi gần 7 thập kỷ, nhưng khu vực bán đảo Triều Tiên ngày nay tiếp tục là một điểm nóng chính trị của thế giới. Mỗi khi hai miền rơi vào trạng thái căng thẳng, bóng ma của cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) tiếp tục được nhắc lại trên truyền thông. Tuy nhiên, có 6 chi tiết về cuộc chiến này ít được nhấn mạnh nhưng mang dấu ấn lịch sử đặc biệt.
1. Mỹ từng chiếm được B́nh Nhưỡng
Hiện, công dân Mỹ không thể tới Triều Tiên trừ khi có giấy thông hành đặc biệt do cả phía Triều Tiên và Bộ Ngoại giao Mỹ cấp. Nhưng trong cuộc chiến tranh 70 năm trước, quân đội Mỹ từng kiểm soát cả thủ đô Triều Tiên trong một thời gian ngắn. Ngày 19/10/1950, Sư đoàn Kỵ binh số 1 của Mỹ cùng một sư đoàn Nam Triều Tiên đă đánh chiếm được B́nh Nhưỡng và đồn trú tại đây.
Một đơn vị Mỹ thậm chí đă lập sở chỉ huy tiền phương ngay tại khu nhà từng là nơi ở và làm việc của nhà lănh đạo sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành, ông nội của Chủ tịch Kim Jong Un hiện nay.
Tuy nhiên, cuộc chiếm đóng B́nh Nhưỡng của Mỹ kết thúc chỉ sau 8 tuần. Ngày 5/2/1950, ngay sau khi sang chi viện cho Triều Tiên, quân đội Trung Quốc đă nhanh chóng đánh bật lính Mỹ ra khỏi B́nh Nhưỡng và đẩy lực lượng này xuống sâu phía Nam bán đảo.
2. Mỹ dội bom kỷ lục xuống Triều Tiên
Sự khốc liệt của Chiến tranh Triều Tiên với cảnh tàn phá khắp nơi chủ yếu do quân đội Mỹ đă triển khai một chiến dịch ném bom với khối lượng kỷ lục. Trong 3 năm xung đột, các máy bay Mỹ đă ném tổng cộng 635.000 tấn bom nổ và bom gây cháy xuống bán đảo Triều Tiên.
Con số này nhiều hơn cả tổng số 500.000 tấn bom mà Mỹ đă dội xuống toàn bộ khu vực châu Á Thái B́nh Dương trong Thế chiến II.
Các nhà báo, quan sát viên quốc tế và tù binh Mỹ có mặt tại Triều Tiên trong cuộc chiến mô tả lại rằng, gần như mọi ṭa nhà tại miền bắc đă bị bom đạn phá hủy.
Tháng 11/1950, chính quyền Triều Tiên đă phải ra lời kêu gọi toàn dân đào hầm để trú ẩn. Nước này không công bố số thương vong do bom đạn Mỹ gây ra, nhưng theo hồ sơ lưu trữ của Nga th́ có hơn 280.000 người Triều Tiên đă thiệt mạng trong cuộc xung đột.
3. Triều Tiên thuyết phục Liên Xô khai chiến
Khi Thế chiến II kết thúc, phát xít Nhật bại trận phải rút về nước và quyền kiểm soát bán đảo Triều Tiên được chia làm đôi, trong đó Liên Xô nắm miền Bắc và Mỹ nắm miền Nam. Bắc Triều Tiên do Chủ tịch Kim Nhật Thành lănh đạo muốn thống nhất hai miền và đề nghị Liên Xô hỗ trợ để tiến đánh miền Nam.
Trong lần đề nghị đầu tiên vào tháng 3/1949, nhà lănh đạo Liên Xô Joseph Statin đă tỏ ra thận trọng v́ không muốn bị lôi kéo vào cuộc xung đột với Mỹ vốn đang có quân đồn trú hùng hậu ở Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc).
Tuy nhiên, khi Mỹ rút quân khỏi Nam Triều Tiên vào mùa hè năm 1949, Stalin đă thay đổi và cho biết sẽ ủng hộ Triều Tiên tiến đánh miền nam với điều kiện nhà lănh đạo Kim Nhật Thành phải nhận được sự hậu thuẫn của Trung Quốc.
Sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cũng đồng ư với kế hoạch tấn công của Triều Tiên và đề nghị sẽ cử lực lượng chí nguyện quân sang hỗ trợ quân đội Triều Tiên nếu Mỹ can thiệp. Với các tín hiệu này, B́nh Nhưỡng đă được bật đèn xanh để phát động tấn công miền Nam nhằm thống nhất đất nước và cuộc Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.
4. Chiến tranh Triều Tiên đă ngăn một cuộc chiến khác
Ngay sau khi thành lập nước cuối năm 1949, Trung Quốc đă tập trung lực lượng lớn dọc bờ biển để chuẩn bị cho cuộc tấn công thu phục đảo Đài Loan do Tưởng Giới Thạch và lực lượng Quốc Dân đảng thua chạy từ đại lục ra nắm giữ. Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1950 khiến Mỹ lo ngại xung đột sẽ lan khắp Đông Á.
Tổng thống Harry Truman đă cho triển khai Hạm đội 7 tới vùng eo biển hẹp nằm giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan để ngăn chặn cuộc chiến lan xuống phía Nam.
Sự có mặt hùng hậu của lực lượng hải quân Mỹ tới khu vực Đông Á trở thành ḥn đá tảng ngăn kế hoạch tiến đánh Đài Loan của Bắc Kinh. Ngay lập tức, Trung Quốc cho điều lực lượng đang chuẩn bị tiến đánh Đài Loan sang mặt trận Triều Tiên.
Tới ngày 19/10/1950, có 12 sư đoàn Trung Quốc tương đương hơn 250.000 quân đă có mặt tại Triều Tiên để tham chiến. Chính lực lượng này đă giáng tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ và đánh bật hoàn toàn lực lượng này khỏi Bắc Triều Tiên.
5. Cuộc không chiến đầu tiên giữa các máy bay phản lực
Các máy bay chiến đấu phản lực bắt đầu tham chiến từ Thế chiến II với việc phát xít Đức cho ra mắt chiến đấu cơ Messerschmidt 262. Nhưng phải đến Chiến tranh Triều Tiên, lần đầu tiên lịch sử quân sự thế giới mới ghi nhận việc các máy bay chiến đấu đối đầu trực tiếp trên không.
Cuộc không chiến lịch sử này diễn ra trên vùng trời Sinuiju ở Bắc Triều Tiên, gần sông Áp Lục ngăn cách với Trung Quốc vào ngày 8/11/1950.
Khi đó, đội bay gồm 4 chiếc chiến đấu cơ F-80 Shooting Star của Mỹ đối đầu với 12 chiếc chiến đấu cơ MiG-15 do Liên Xô sản xuất được cho là cất cánh từ Trung Quốc.
Trong cuộc không chiến kéo dài vỏn vẹn 60 giây, phi công Mỹ báo cáo đă bắn hạ được một máy bay MiG-15, nhưng hồ sơ của Học viện Hải quân Mỹ lại khẳng định, Liên Xô không hề mất chiếc máy bay nào trong ngày hôm đó.
Sang ngày hôm sau 9/11/1950, một chiếc F9F của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Philippines Sea đă bắn hạ một chiếc MiG-15 trong cuộc không chiến phía trên cầu vượt sông Áp Lục. Chính Liên Xô sau đó xác nhận họ mất một chiếc chiến đấu cơ trong trận này.
Giai đoạn cuối của cuộc chiến, Mỹ đưa ḍng chiến đấu cơ mới là F-86 tham chiến và giành được lợi thế áp đảo trong các cuộc không chiến với máy bay MiG-15 tại khu vực dọc biên giới Bắc Triều Tiên với Trung Quốc.
6. Mỹ chưa từng tuyên chiến tại bán đảo Triều Tiên
Theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội nước này là cơ quan duy nhất có quyền tuyên bố chiến tranh với một nước khác. Tuy nhiên, nước Mỹ lại có điều luật ủy quyền sử dụng lực lượng quân sự (AUMF) cho tổng thống trong các trường hợp đặc biệt.
Khi quân đội Bắc Triều Tiên tràn sang tấn công Nam Triều Tiên năm 1950, Tổng thống Mỹ khi đó là Harry Truman đă vận dụng AUMF để điều quân sang tham chiến như một phần của lực lượng hỗn hợp do Liên Hợp Quốc chỉ huy.
Do đó, Tổng thống Truman đă không cần phải thuyết phục Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Triều Tiên. Cùng với Mỹ c̣n có 15 nước khác cử quân đội tham gia lực lượng của Liên Hợp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên.
Cách thức tham chiến không chính thức này của quân đội Mỹ đă trở thành tiền lệ trong hàng loạt các cuộc chiến tranh sau này tại Việt Nam, Iraq, Afghanistan và Kosovo.
|