Vai tṛ của chiến thuật nghi binh trong hoạt động quân sự từ lâu đă được các nhà lănh đạo và chiến lược gia quân sự Trung Quốc coi trọng. Bất chấp truyền thống lâu đời này, rất ít nghiên cứu về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đề cập việc sử dụng nghi binh của Giải phóng Quân Nhân dân (PLA).
Theo bài của Diplomat, Trung Quốc coi nghi binh là một thành phần quan trọng trong chính sách an ninh quốc gia và kế hoạch quân sự, và các nhà lănh đạo PLA tiếp tục nhấn mạnh việc sử dụng nghi binh một cách phổ biến. Điều này đặc biệt rơ ràng ở cấp độ chiến thuật, khi PLA chủ động sử dụng một loạt các biện pháp nghi binh.
Trong khi hầu hết các hoạt động lừa dối của PLA đều được giữ bí mật, các nguồn truyền thông quân sự và dân sự của Trung Quốc cung cấp một số thông tin chi tiết về cách PLA thực hiện hành vi lừa dối quân sự.
Một trong những phương pháp nghi binh chiến trường chủ yếu đối với lực lượng mặt đất của PLA là sử dụng các mục tiêu giả. Mồi nhử, đôi khi được gọi là "h́nh nộm", được quân đội Mỹ định nghĩa là "sự bắt chước theo bất kỳ ư nghĩa nào của một người, vật thể hoặc hiện tượng nhằm lừa dối các thiết bị giám sát của đối phương hoặc khiến đối phương đánh giá sai thực tế”.
Mồi nhử từ lâu đă được sử dụng trong chiến tranh và đă chứng minh được hiệu quả trong chiến đấu hiện đại. Chúng hỗ trợ một loạt các chức năng trên chiến trường cho cả pḥng thủ và tấn công.
Chức năng chính của mồi nhử là tăng cường khả năng sống sót của quân ta bằng cách gây nhầm lẫn cho kẻ thù. Được sử dụng hiệu quả, mồi nhử có thể thu hút sự chú ư và tấn công của đối phương, tăng độ an toàn cho các khí tài có giá trị cao đồng thời nghi binh đối phương về số lượng và vị trí của vũ khí, quân lực.
Mồi nhử cũng có thể gia tăng cường hiệu quả hỏa lực phe ta bằng cách dễ dàng xác định vị trí và nhắm mục tiêu đối phương khi họ tiết lộ vị trí khi tấn công mồi nhử. Điều này cũng giúp lực lượng thiện chiến giữ được yếu tố bất ngờ.
Theo ước tính của một chiến lược gia quân sự Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự PLA, tỷ lệ 1-1 giữa thiết bị thật và mồi nhử trên chiến trường tạo ra hiệu quả tương đương mức tăng 40% hỏa lực của quân ta.
Khi được sử dụng đúng cách, mồi nhử hiện đại có hiệu quả cao trong việc nghi binh quân địch. Trong một cuộc tập trận của NATO năm 1987, một phi công trực thăng trinh sát đă tiết lộ rằng anh ta đă hoàn toàn bị đánh lừa bởi MCCD (mồi bẫy chiến đấu tầm gần) khi bay lơ lửng cách đó chỉ 200 mét. Anh ta đă lăng phí vài phút quan sát và báo cáo về trung tâm chỉ huy vị trí của mồi nhử trong khi không phát hiện ra xe tăng thực sự ở gần đó.
PLA sử dụng hai loại mồi nhử: bơm hơi và dạng rắn. Mồi nhử của PLA có thể mô phỏng nhiều loại thiết bị bao gồm phương tiện phóng tên lửa đạn đạo, xe tăng, máy bay, pháo binh và nhiều loại phương tiện và thiết bị quân sự khác. Hải quân Trung Quốc (PLAN) dường như cũng sử dụng mồi nhử trên các tàu nhỏ.
PLA sử dụng mồi nhử bơm hơi phổ biến v́ chúng rẻ, dễ sử dụng và vận chuyển. Một mô h́nh bơm hơi chỉ nặng 35 kg, có thể gấp lại để nhét vào ba lô của người lính và chỉ mất bốn phút để bơm đầy hơi. Mồi bơm hơi được tiêu chuẩn hóa để phù hợp với kích thước và màu sắc của thiết bị thật.
Theo một nguồn tin, một viện thiết kế trong Quân đoàn Công binh Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc đă sản xuất lớp phủ ngụy trang cho mồi nhử bơm hơi mô phỏng đá và kim loại. Các nguồn tin truyền thông Trung Quốc cho rằng mồi nhử bơm hơi của PLA rất khó phân biệt với thiết bị thật ngay cả ở khoảng cách 100 mét.
Mồi nhử chất liệu rắn trông chân thực hơn mồi nhử bơm hơi v́ mồi bơm hơi có các cạnh tṛn hơn. Mồi rắn duy tŕ h́nh dạng gần như chính xác của chiếc xe thật. Mồi đặc cũng dễ lắp ráp. Trong cuộc tập trận năm 2011 do Học viện Kỹ thuật PLA tổ chức, các mồi nhử kim loại dạng xe tăng được lắp ráp trong 5 phút.
Theo các nguồn tin Trung Quốc, những mồi nhử này có hiệu quả cao trong việc bắt chước các thiết bị quân sự và được cho là rất khó phân biệt với thiết bị thật từ khoảng cách 100 mét. Một số đơn vị mồi nhử thậm chí c̣n được thiết kế để nghi binh các cảm biến hồng ngoại bằng cách sử dụng nhiệt để bắt chước dấu hiệu hồng ngoại của một vụ phóng tên lửa.
Bộ phận mồi nhử cũng có thể luân chuyển nước nóng để bắt chước tín hiệu hồng ngoại của phương tiện. Nhiều mồi nhử này có khả năng di động và có thể xen kẽ di chuyển với thiết bị thật.
VietBF @ Sưu tầm