Mỹ lần đầu tiên bắt tàu chở dầu từ Iran. Mỹ nói rằng họ kỳ vọng việc bắt giữ tàu chở dầu sẽ ngăn các công ty nước ngoài làm ăn với Iran và Venezuela. Từ đó Mỹ sẽ gia tăng sức ép của lệnh trừng phạt kinh tế lên các đối thủ.
Giới chức Mỹ cho biết chính phủ Tổng thống Donald Trump đă bắt đầu tịch thu hàng hóa từ các tàu được cho là chở dầu của Iran và vi phạm lệnh cấm vận kinh tế.
Theo Wall Street Journal, các công tố viên liên bang Mỹ vào tháng 7 đă yêu cầu bắt giữ 4 tàu dầu từ Iran sang Venezuela. Một quan chức Mỹ tiết lộ các tàu dầu đă bị bắt giữ mà không cần dùng đến lực lượng quân sự.
Theo tiết lộ của một số quan chức, 4 tàu chở dầu Iran bị bắt giữ là Luna, Pandi, Bering và Bella. Các vụ bắt giữ đều diễn ra trong vài ngày qua. Nhóm tàu đang được đưa đến Houston, bang Texas của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ đă từ chối b́nh luận về thông tin này.
Các công tố viên Mỹ xin trát ṭa để bắt giữ tàu Bering và tàu Bella vào tháng 7, khi 2 con tàu c̣n ở ngoài khơi Cape Verde tại vùng biển Tây Phi. Tàu Luna và Pandi tháng 6 c̣n phát tín hiệu vô tuyến từ vùng biển của Oman. Theo giới chức Mỹ, 4 tàu này thuộc một đội tàu gồm 9 chiếc, trong đó có 5 tàu của Iran. Đội tàu được hộ tống bởi một tàu t́nh báo hải quân Iran. Các tàu nước ngoài tách khỏi đội h́nh sau khi chính phủ Mỹ liên hệ với chủ tàu.
Mỹ tiếp tục gia tăng sức ép lên ngành dầu khí của Iran thông qua các vụ bắt giữ tàu chở dầu có nguồn gốc Iran. Ảnh: Reuters.
Đây là động thái mới nhất của Washington nhằm tạo sức ép tối đa lên chính quyền Tehran, liên quan đến chương tŕnh tên lửa và hạt nhân của nước này. Các vụ bắt giữ nhằm ngăn chặn lưu thông hàng hóa và ḍng tiền của hai chính quyền mà Mỹ xem là thù địch. Giới chủ tàu dầu, môi giới trung gian, bảo hiểm hàng hải và những dịch vụ khác sẽ nhận thấy rủi ro là quá lớn. Năm 2019, Mỹ cũng từng t́m cách lấy một tàu dầu Iran nhưng không thành công. Con tàu này ban đầu bị giữ lại đảo Gibraltar của Anh v́ vi phạm lệnh trừng phạt.
Trong vụ kiện lần này, chính phủ Mỹ cáo buộc một doanh nhân Iran có quan hệ với Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), lực lượng nằm trong danh sách các tổ chức Mỹ xem là khủng bố. Doanh nhân này sắp xếp vận chuyển nhiên liệu thông qua một mạng lưới các công ty ma nhằm tránh lệnh trừng phạt.
Theo Wall Street Journal, 4 tàu bị bắt giữ có liên quan đến mạng lưới các công ty được sở hữu hoặc quản lư bởi Giorgios Gialozoglou và con trai Marios. Họ nắm giữ mạng lưới Piraeus, gồm một số công ty có trụ sở ở Hy Lạp và sở hữu hơn 10 tàu chở dầu và nhiên liệu. Một số tàu thuộc mạng lưới này có dấu hiệu chuyển hàng trên biển sang tàu khác hoặc tắt truyền phát dữ liệu trong thời gian dài, vốn là chiến thuật phổ biến để né lệnh cấm vận.
VietBF@ sưu tầm.