Moscow cảnh báo ‘bắn tên lửa đạn đạo vào Nga có thể kích hoạt chiến tranh hạt nhân’. Sau khi có thông tin Mỹ đang nghiên cứu phát triển tên lửa tầm xa có khả năng tấn công Nga, quân đội Nga cảnh báo bất kỳ tên lửa đạn đạo nào hướng tới nước này sẽ được coi là có đầu đạn hạt nhân và có thể sau đó là một đ̣n trả đũa bằng hạt nhân.
Tên lửa ICBM Topol-M của Nga được thử nghiệm
Thông điệp liên bang: Ông Putin khẳng định Nga dẫn đầu về vũ khí hạt nhân
Ông Putin trực tiếp giám sát quân đội Nga thử bộ ba vũ khí hạt nhân
Nga bất ngờ kiểm tra khả năng chiến đấu của vũ khí hạt nhân
Các sĩ quan cấp cao trong Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga nói với tờ Krasnaya Zvezda (Sao Đỏ) rằng không có cách nào để xác định xem một tên lửa đạn đạo đang bay tới được gắn đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thông thường. Do đó, quân đội Nga có nghĩa vụ chuẩn bị cho t́nh huống xấu nhất.
“Bất kỳ tên lửa tấn công nào cũng sẽ bị coi là mang đầu đạn hạt nhân. Thông tin về vụ phóng tên lửa sẽ được tự động chuyển tới ban lănh đạo quân sự-chính trị Nga, cơ quan này sẽ quyết định phạm vi hành động trả đũa của các lực lượng hạt nhân tùy thuộc vào t́nh h́nh”.
Theo tạp chí Popular Mechanics của Mỹ, về cơ bản, điều này có nghĩa là quân đội Nga đang công khai cảnh báo rằng việc phóng bất kỳ tên lửa đạn đạo nào, dù mang đầu đạn hạt nhân hay không, đều sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo là tên lửa sử dụng quỹ đạo đạn đạo và cất cánh giống như tên lửa vũ trụ. Tên lửa tăng tốc thẳng đứng, triển khai đầu đạn của chúng vào tầng khí quyển trên hoặc quỹ đạo trái đất tầm thấp giống như cách tên lửa triển khai vệ tinh. Sự khác biệt là đầu đạn tên lửa đạn đạo chỉ dành một lượng ngắn thời gian trong không gian trước khi lao xuống hướng về các mục tiêu với tốc độ lên tới Mach 23 (tức là gấp 23 lần tốc độ âm thanh-PV). Một số tên lửa đạn đạo có tầm bắn một vài trăm dặm, trong khi những loại khác, như tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III của Mỹ, có tầm bắn gần 10.000km hoặc hơn.
Tên lửa đạn đạo có tốc độ cao và ngay cả ICBM tầm xa nhất cũng có thể bắn trúng mục tiêu trong ṿng chưa đầy một giờ. Điều đó không cho quân pḥng thủ nhiều thời gian để phát hiện, phân tích, theo dơi và sau đó phản ứng với một cuộc tấn công hạt nhân. Tệ hơn nữa, nó không cho giới lănh đạo chính trị nhiều thời gian để tranh luận về phản ứng trước khi tên lửa bắn trúng.
Các cường quốc hạt nhân thường cho rằng một vũ khí hạt nhân được phóng đến thường nhằm vào vũ khí hạt nhân hoặc nơi trú ngụ của giới lănh đạo chính trị của quốc gia mục tiêu, nhằm cố gắng loại bỏ vũ khí hạt nhân hoặc những nhân vật có thẩm quyền cho phép sử dụng chúng. Do đó, một số quốc gia cố gắng giấu vũ khí hạt nhân để làm sao chúng khó bị nhắm mục tiêu, đặt chúng trên các tàu ngầm khó xác định vị trí. Những nước khác chỉ đơn giản là cảnh báo rằng bất kỳ tên lửa đạn đạo nào bay tới sẽ được coi là một tên lửa hạt nhân và cảnh báo đối thủ của họ phải hành xử phù hợp.
Chính sách thứ hai, theo tờ tạp chí Mỹ, là thứ có thể dễ dàng biến một cuộc khủng hoảng thông thường thành một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu. Người Nga đúng, rằng không thể xác định được liệu một đầu đạn tới là hạt nhân hay phi hạt nhân. Nhưng vấn đề là ǵ? Mỹ, Trung Quốc và Nga được cho là đều triển khai (hoặc sắp triển khai) tên lửa đạn đạo mới mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường.
Lời cảnh báo của Nga đă bị thúc đẩy bởi các vũ khí mới của Mỹ như tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và hệ thống vũ khí siêu vượt âm Prompt Global Strike thông thường. Chính sách mới sẽ gây khó khăn - nếu không muốn nói là không thể - sử dụng những vũ khí mới này chống lại Nga. Theo chính sách mới, một tên lửa của Mỹ với đầu đạn thông thường rất có thể khiến xung đột leo thang thành chiến tranh nhiệt hạch toàn diện.
Các vũ khí mới của Mỹ được công bố sau tuyên bố của họ rằng Nga đă phá vỡ hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng. Hiệp ước về lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), mà Mỹ và Liên Xô kư kết vào năm 1987, cấm tên lửa đạn đạo trên đất liền và tên lửa hành tŕnh với tầm bắn 500-5.500km. Vào năm 2019, Mỹ, sau khi nói rằng Nga đă triển khai tên lửa hành tŕnh đất đối đất 9M729 vi phạm hiệp ước, đă quyết định phát triển một IRBM mới... một loại mà Nga lo ngại có thể phóng đầu đạn hạt nhân vào lănh thổ của họ.
VietBF@ sưu tầm.